THÔNG TIN CHI TIẾT
Phân tích thiết kế HTTT  Cập nhật :9/10/2013  

CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU

1. Các khái niệm

- Hệ thống

- Hệ thống là tập hợp các đối tượng có quan hệ với nhau, tương tác với nhau theo những nguyên tắc, cơ chế nào đó

- Mối quan hệ:

  • Phân cách nhau: nhận bên ngoài -> biến đối -> xuất ra
  • Bao hàm nhau: quạt làm mát CPU và mainboard
  • Giao nhau: sông ngòi là thành phần HT địa lý và HT giao thông
  • Ảnh hưởng qua lại

- Phân loại:

  • Hệ thống tự nhiêncơ thể, sông ngòi, hành tinh, ngân hà….
  • Hệ thống do con người tạo ratrường học, bệnh viện, máy tính, nhà nước…

- Cấu tạo đơn giản: Đầu vào -> Xử lý -> Đầu ra

- Các thành phần của hệ thống

Untitled

. Thông tin

- Thông tin là những gì phản ảnh ý nghĩa về một sự vật hay hiện tượng nào đó

- Biểu hiện dưới nhiều dạng: ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh, …

- Tính chất của thông tin:

  • Giá thành (Cost): Chi phí phải trả cho việc biến đổi để có được thông tin (Vd; chi phí điều tra dân số, đo đạc địa hình…)
  • Giá trị (Value): thông tin được xác định bởi cái mà nó sẽ phục vụ cho

. Hệ thống thông tin

Cách tiếp cận thứ nhấtHTTT là một tập hợp của các thành phần phần cứngphần mềmhệ mạng được xây dựng để thu thập, tạo, tái tạo, phân phối và chia sẻ dữ liệu, thông tin… nhằm phục vụ các mục tiêu của tổ chức.

Cách tiếp cận thứ haiHTTT của một tổ chức là tập hợp có hệ thống những thông tin về tổ chức đó.

2. Vài trò của HTTT

- Quản lý và cung cấp thông tin

- Biểu diễn chính xác về tổ chức

- Tạo ra quy trình hoạt động hiệu quả

3. Tại sao phải phân tích?

- Để hiểu rõ hệ thống (Bởi vì, nhiều hệ thống lỗi sẽ bị bỏ qua do không am hiểu về cơ cấu tổ chức của HT)

- Mục tiêu chính: tạo ra giá trị cho một tổ chức

- Phân tích để hiểu tác nghiệp, xác định cơ hội cải tiến

- Để hiểu và phát triển HTTT đáp ứng tốt yêu cầu cho HT mới

PHÂN TÍCH YÊU CẦU

1. Khái niệm

- Yêu cầu là một diễn tả những chức năng hệ thống cần phải có

- Yêu cầu chức năng là yêu cầu liên quan trực tiếp đến hoạt động mà HT phải làm

- Yêu cầu phi chức năng là yêu cầu mang tính chất hoặc thuộc tính mà ht phải có khả năng hđộng hoặc sử dụng (an ninh, bảo mật, văn hóa…)

- Tài liệu định nghĩa yêu cầu: liệt kê các yêu cầu chức năng và phi chức năng.

2. Xác định yêu cầu

  • Yêu cầu của hệ thống: Hệ thống thông tin phải
    • Trợ giúp quyết định.
    • Trợ giúp quản lý điều hành
    • Trả lại sự đầu tư
    • Tiết kiệm tài nguyên và nhân lực
    • Cải thiện truyền thông thông tin
    • Kết quả cuối cùng: sản phẩm thông tin
  • Yêu cầu của người dùng
    • Dễ dàng truy xuất
    • Có tính hệ thống
    • Giao diện thân thiện
  • Yêu cầu về kỹ thuật 
    • Khối lượng lớn thông tin
    • Chính xác 
    • Giải quyết được những vấn đề phức tạp 

- Thực hiện: chuyên gia lĩnh vực và nhà phân tích cùng nhau phân tích yêu cầu

3. Phân tích yêu cầu

- 3 phương pháp

  • Tự động hóa quá trình kinh doanh
  • Cải tiến quá trình kinh doanh
  • Sắp xếp lại quá trình kinh doanh

- 3 bước phân tích yêu cầu

  • Phân tích hiện trạng hệ thống
  • Xác định những cải tiến có thể
  • Xây dụng yêu cầu của hệ thống

4. Các phương pháp điều tra

. Phỏng vấn

Gồm 5 bước:

1. Chọn người phỏng vấn

  • Người quản lý
  • Người sử dụng
  • Các đối tác, người ảnh hưởng, bị ảnh hưởng

2. Thiết kế câu hỏi

  • Câu hỏi đóng: bao nhiêu
  • Câu hỏi mở: nghĩ thế nào về…
  • Câu hỏi dò: Cho ví dụ, chi tiết hơn…

3. Chuẩn bị

  • Liệt kê câu hỏi -> Dự đoán câu trả lời
  • Xác định lĩnh vực, câu ưu tiên
  • Xếp lịch, thông báo cho người đươc phỏng vấn

4. Phỏng vấn

  • Tạo thiện cảm
  • Ghi lại thông tin
  • Hiểu rõ các thuật ngữ
  • Dành thời gian cho người ta hỏi lại
  • Cảm ơn
  • Kết thúc đúng giờ
  • (Ko lo sợ, chú tâm, cô động điểm chính, chân thật và quan sát đối phương)

5. Công việc sau phỏng vấn

  • Chuẩn bị báo cáo trong 48h
  • Gửi báo cáo để chỉnh sửa, bổ sung
  • Tổng hợp…

. Bảng hỏi điều tra

  • Chọn người tham gia: mẫu cộng đồng
  • Thiết kế câu hỏi: lựa cẩn thận
  • Quản lý bảng câu hỏi
  • Gửi kết quả cho người tham gia

- Chặt chẽ, tránh nhiều mục trong trang, tránh viết tắt, đánh số câu hỏi, cho phép giấu tên…

. Phân tích tài liệu

  • Tài liệu phân tích được dùng để cung cấp manh mối về hệ thống hiện tại
  • Các loại: Biểu mẫu, Báo cáo, Sổ tay chính sách, Sơ đồ tổ chức

. Quan sát

  • Người dùng/Quản lý thường không nhớ hết những gì họ làm
  • Kiểm tra tính hợp lệ của thông tin thu thập bằng nhiều cách
  • Hành vi thay đổi khi mọi người đang xem
  • Cẩn thận không bỏ qua hoạt động định kì: Tuần, tháng, năm…

. Tổng hợp

  • Thông tin thu thập hổn độn, trùng lắp, chưa nhất quán –> trình bày lại
  • Nên viêt bằng ngôn ngữ người dùng
  • Trình bày tổng quát đến chi tiết, có đánh giá, nhận xét
  • Có thể dùng: Văn bản có cấu trúc, Văn bản chặt chẽ, Mã giả…

CHƯƠNG 2 – MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG

1. Các khái niệm

Phân tích thiết kế hệ thống thông tin là  thực hiện các bước phân tích, xử lý có tổ chức một cách khoa học do một nhóm các chuyên gia về lĩnh vực và chuyên gia về hệ thống thực hiện nhằm mục đích phát triển và duy trì những hệ thống thông tin trên nền tảng máy tính.

- Kết quả

  • Tài liệu phân tích thiết kế
  • Phần mềm ứng dụng
  • Tài liệu tập huấn

2. Phương pháp tiếp cận

  • - Xử lý máy tính
  • - Công nghệ phần mềm
  • - Case-Tool, hướng đối tượng
  • - Tích hợp HT
  • - Ứng dụng Web
  • - Luồng dữ liệu, xử lý

3. Các vai trò

  • - Nhà quản lý HTTT
  • - Lập trình viên
  • - Người dùng
  • - Chuyên viên khác

4. Các kiểu hệ thống

  • - HT xử lý giao dịch : Hoạt động kinh doanh
  • - HT quản lý thông tin : lấy dữ liệu thô biến đổi
  • - HT hỗ trợ quyết định : quyết định của tổ chức
  • - HT chuyên gia : mã hóa, điều khiển kiến thức

CHƯƠNG 3 – CÁC GIAI ĐOẠN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN

1. Các giai đoạn phát triển HTTT

Untitled

Systems Development Life Cycle (SDLC) : Chu kỳ phát triển hệ thống

- SDLC có4 giai đoan:

1. Lập kế hoạch (Planning) -

  • Gồm 2 bước:
    • Bắt đầu dự án : Xác định lợi ích (giảm chi phí, tăng doanh thu) ; Xác định tính khả thi (Kỹ thuật, Kinh tế, Tổ chức)
    • Quản lý dự án : Người quản lý xây dựng kế hoạch dự án (làm việc, nhân sự, kỹ thuật, cách thức…)
  • Trả lời lý do tại sao phải xây dựng HTTT
  • Xác định cách thực mà đội sẽ tiến hành

2. Phân tích (Analysis) -

  • Gồm 3 bước :
    • Phân tích chiến lược : hướng dẫn phân tích HT hiện hành và cách thức thiết kếHT mới
    • Thu thập yêu cầu phân tích thông tin –> phát triển khái 

       

      niệm HT mới –>

       

       mô hình phân tích

    • Đề xuất Hệ thống mới : có tiếp tục thực hiện hay không? (Nhà tài trợ, quản lý…)

  • Trả lời: Ai sử dụng, HT làm gì, Sử dụng ở đâu, Khi nào???
  • Phân tích HT hiện hành –> Cái cần cải tiến

3. Thiết kế (Design) -

  • Gồm 4 bước
    • Kế hoạch thiết kế : Lập trình viên công ty / Chuyển giao công ty khác / Mua phần mềm sẵn
    • Thiết kế kiến trúc : Mô tả phần cứng/mềm, hạ tầng mạng ; giao diện
    • Mô tả CSDL : dữ liệu lưu trữ, ở đâu
    • Thiết kế chương trình : viết chương trình nào, cách thức thực hiện
  • Trả lời: Vận hành thế nào, Giao diện, CSDL, tập tin…
  • Kết quả: bản thiết kế kiến trúc, giao diện, CSDL, tập tin, chương trình

4. Cài đặt (Implementation) -

  • Gồm 3 bước
    • Xây dựng hệ thống : Lập trình và kiểm thử
    • Cài đặt : gỡ bỏ cũ, vận hành mới ; thay thế một lượt hoặc từ từ (xài song song) ; đào tạo người dùng
    • Kế hoạch hỗ trợ : đánh giá, xác định thay đổi
  • Dài nhất và đắc nhất : 55 – 60% kinh phí
  • HT được phát triển hoặc được mua

2. Các phương pháp phát triển

  • Phương pháp luận là cách tiếp cận chính thức để triển khai thực hiện Chu kỳ phát triển HT
  • PP qua trình làm trung tâm: tập trung xác định các hoạt động liên quan, tập hợp các quá trình
  • PP dữ liệu làm trung tâm : tập trung nội dung dữ liệu và cách tổ chức, dùng mô hình dữ liệu
  • PP hướng đối tượng : cân bằng trọng tâm quá trình và dữ liệu, dùng UML
  • PP hướng cấu trúc : tiếp cận từng bước, di chuyển hợp lý, sử dụng mô hình hoặc biểu đồ
    • Thác nước: Tuần tự ; Xác định yêu cầu từ lâu + Giảm thay đổi yêu cầu ; Thiết kế phải hoàn thành trước lập trình + Phân tích và chuyển giao thời gian dài
    • Phát triển song song: Rút ngắn thời gian phân tích và giao hàng ; Thiết kế chung rồi chia nhỏ ; Cuối cùng tổng hợp lại sản phẩm
  • PP phát triển ứng dụng nhanh : RAD, quản lý mong đợi người dùng ; tăng thời gian dự án 
    • Giai đoạn: bẻ nhỏ hệ thống ; thiết lập yêu cầu phiên bản 1 ; phiên bản hoàn thành chuyển sang phiên bản khác
    • Bản mẫu: Phân tích + thiêt kế + cài đặt đồng thời = 1 chu trình ; Bản mẫu là phiên bản nhỏ tối thiểu các chức năng ; Có thể dùng trước ; ban đầu yếu kém

3. Kỹ năng của đội dự án

- Các dự án nên bao gồm những người có các kỹ năng khác nhau và ở những mức độ khác nhau để đảm bảo sự thành công của dự án.
6 kỹ năng của nhà phân tích:

  • Đạo đức (Ethical)
  • Giao tiếp (Interpersonal)
  • Kỹ thuật (Technical)
  • Kinh doanh (Business)
  • Phân tích (Analytical)
  • Quản lý (Management)

4. Vai trò của đội dự án

  • Phân tích cơ sở hạ tầng,
  • Phân tích hệ thống,
  • Phân tích kinh doanh,
  • Phân tích quản lý thay đổi
  • Quản lý dự án.

5. Tóm tắt

  • SDLC bao gồm 4 giai đoạn: lập kế hoạch, phân tích, thiết kế và cài đặt.
  • Các phương pháp phát triển phần mềm chính yếu:
    • Phương pháp thác nước,
    • Phương pháp phát triển song song, phương pháp phát triển giai đoạnvà bản mẫu hệ thống.
  • 6 kỹ năng cần cho một nhà phân tích: kỹ thuật, kinh doanh, phân tích, giao tiếp,quản lý và đạo đức

CHƯƠNG 4 – LƯU ĐỒ DÒNG DỮ LIỆU

1. Lưu đồ dòng dữ liệu – DFD (Data Flow Diagram)

DFD biểu diễn các hoạt động của hệ thống thông qua việc trao đổi dữ liệu khi hệ thống hoạt động.

- DFD phải thể hiện đựơc: các phụ thuộc xử lý và Dữ liệu cần thiết cho xử lý

Phương pháp: phân rã các hoạt động từ tổng quát đến chi tiết.

Mục đích DFD: mô tả

  • Các quá trình xử lý bên trong hệ thống
  • Các kho lưu trữ hỗ trợ hệ thống
  • Các dòng thông tin
  • Ranh giới của hệ thống
  • Sự giao tiếp với các thực thể bên ngòai.

2. Các khái niệm

- Quá trình xử lý: mô tả các thao tác trong một lĩnh vực nào đó

Ô xử lý: tưong đưong với một quá trình xử lý trong thế giới thực.

  • Là một động từ. Gồm số thứ tự và tên quá trình.

- Dòng dữ liệu:

  • Dữ liệu vào: các đối tưọng tham gia vào quá trình xử lý, là giá trị các thuộc tính.
  • Dữ liệu ra: Kết quả của quá trình xử lý trong thế giới thực. (Danh sánh hoặc hóa đơn)
  • Dữ liệu ra phải đi đến một đích, 1 kho hay 1 xử lý khác.

- Nguồn/ Đích: là các thực thể bên ngòai hệ thống. Ví dụ: Con ngừoi, tổ chức, hệ thống

  • Nguồn tác động vào hệ thống làm cho hệ thống khởi tạo các quá trình xử lý.
  • Đích là đối tưọng mà hệ thống phải cung cấp cho.

- Kho dữ liệu: là nơi chứa dữ liệu mà quá trình xử lý cần tham khảo hoặc cần lưu trữ lại sau quá trình xử lý.

3. Các cấp của DFD

Phưong pháp phân tích đi xuống, top-down, từ tổng quát đến chi tiết

- Chèn hình

- Cấp 0: là cấp thấp nhất (sơ đồ ngữ cảnh). Tòan bộ hệ thống là một quá trình xử lý.

- Chènhình

- Cấp n: Cấp cao hơn chi tiết hóa từng ô xử lý cấp trứớc. Cấp n phân rã từ ô n-1. Việc dừng lại là tùy hệ thống.

Chèn hình

4. Các luật cơ bản về DFD

- Dữ liệu vào và dữ liệu ra của 1 ô xử lý phải khác nhau.

- Các ô, các kho và các nguồn/đích phải có tên duy nhất

Tên ô xử lý : là động từ

Kho dữ liệu: danh từ. Dữ liệu không thể trực tiếp đi từ kho –> kho, nguồn –> kho, kho –> đích

Nguồn/đích: danh từ

-Dòng dữ liệu: Danh từ. Chỉ có 1 huớng. Có thể phân nhánh. Dữ liệu vào kho là cập nhật, dữ liệu ra khỏi kho là truy xuất.

5. DFD cân bằng

Nguồn/ đích của các cấp phải giống nhau

- Bảo tòan các dòng dữ liệu vào và các dòng dữ liệu ra khỏi 1 ô xử lý ở mức kế tiếp.

- Chèn hình

6. Các bứơc phát triển  DFD – Dạng Top-Down

  1. Liệt kê danh sách công việc mà HT phải làm. Xác định nguồn/đích, dòng dữ lịệu, kho dữ liệu, ô xử lý.
  2. Vẽ DFD cấp 0, biểu diễn giao tiếp giữa hệ thống các các nguồn/đích  (không có kho dữ liệu hay bất kì ô xử lý nào)
  3. Vẽ sơ đồ ở các cấp tiếp theo, phân rã
  4. Kiểm tra các luật và cách đặt tên

CHƯƠNG 5 – MÔ HÌNH DỮ LIỆU MỨC QUAN NIỆM

  • CDM Conceptual Data Model : Mô hình dữ liệu mức quan niệm
  • ERD Entity Relationship Diagram : Sơ đồ thực thể quan hệ
  • Attribute : thuộc tính
  • Instance : thể hiện
  • Cardinality : Bản số

1. Các khái niệm

- Mô hình dữ liệu quan niệm (Conceptual Data Model) là mô hình chi tiết mô tả toàn bộ cấu trúc dữ liệu tổ chức mà nó không phụ thuộc bất kỳ mộthệ quản trị cơ sở dữ liệu nào hay sự xem xét việc cài đặt. (5 kiểu dữ liệu cơ bản: char, int, float, double, void)

Mô hình thực thể – Quan hệ (E-R Model) ƒlà một mô hình biểu diễn mức độ hợp lý, chi tiết về dữ liệu của một tổ chức.

  • Biểu diễn thực thể, quan hệ giữa các thực thể, các thuộc tính của thực thể và các thuộc tính chung của một tổ chức.

- Sơ đồ thự thể – quan hệ (E-R Diagram) là một cách biểu diễn mô hình quan hệ thực thể dưới dạng các ký hiệu hình ảnh trực quan.

2. Thực thể - Entity

Một thực thể là một con người, một nơi, một đối tượng, một sự kiện hay một khái niệm trong môi trường người dùng mà tổ chức đó muốn duy trì dữ liệu.

ƒ – Mỗi thực thể có một nhận dạng riêng biệt.

ƒ – Vídụ:

  • ƒ Con người: công nhân, sinhviên,..
  • ƒ Nơi: cửa hàng, kho, tiểu bang,…
  • ƒ Đối tượng: hàng hóa, tòa nhà, xe mô tô,..
  • ƒ Sự kiện: việc bán hàng, sự đăng ký,
  • ƒ Khái niệm: tài khoản, khóa học

Kiểu thực thể là tập hợp của thực thể có cùng đặc điểm và tính chất.

  • Vd: SINHVIEN, HANGHOA, MONHOC

Thể hiện thực thể (Instance) là một hiện thực của thực thể

  • Vd: MONHOC có rất nhiều môn, mỗi môn là 1 thể hiện

3. Thuộc tính - Attribute

Mỗi thuộc tính sẽ mô tả một tính chất hay một đặc điểm của một kiểu thực thể.

  • Vd: NHANVIEN: mã nv, họ tên, ngày sinh, quê quán…

Miền trị của thuộc tính (Domain) là tập hợp các giá trị có thể gán cho một thuộc tính

  • Vd: giới tính : NAM và NỮ

- Các kiểu thuộc tính:

  • Thuộc tính đơn: một thành phần tồn tại độc lập (Mã nhân viên, giới tính, ngày sinh)
  • Thuộc tính phức tạp: nhiều thành phần độc lập (Địa chỉ)
  • Thuộc tính đơn trị: chỉ chứa một giá trị cho mỗi thể hiện (Mã nhân viên, MSSV)
  • Thuộc tính đa trị: chứa nhiều giá trị cho mỗi thể hiện (Tel_No chi nhánh)
  • Thuộc tính dẫn xuất: giá trị dẫn xuất từ thuộc tính liên quan (Tuổi từ Ngày sinh)

4. Khóa – Hóa

Khóa ứng viên: thuộc tính có thể xác định duy nhất một thực thể ; các khóa được chọn có thể làm khóa chính

Khóa chính: chọn từ khóa ứng viên…

- Khóa thay đổi: các ứng ứng viên còn lại.

- Tổng quát hóa: CANBO

- Chuyên biệt hóa: CB HanhChinh –> NghiepVu ; CB GiangDay –> ChucDanh

5. Bản số

Bản số cho biết số thể hiện của một thực thể có thể kết hợp với mỗi thể hiện của thực thể khác.

- Có 5 loại bản số:

  • 0 – 1
  • 1 – 1
  • 0 – N
  • 1 – N
  • Phụ thuộc (chỉ có 1 – N)

6. Các bước xây dựng CDM

  1. Xác định kiểu thực thể
  2. Xác định kiểu quan hệ và bản số
  3. Xác định thuộc tính và miền trị
  4. Xác định khóa ứng viên và khóa chính
  5. Xác định tổng quát hóa, chuyên biệt hóa (nếu có)
  6. Vẽ sơ đồ E – R
  7. Kiểm tra lại với người dùng

7.  Các quy tắc chuyển CDM thành LDM

  • Qui tắc 1: Thực thể CDM  –>  Quan hệ (bảng) LDM
  • Qui tắc 2: Quan hệ N-N –> 1 quan hệ LDM (Vd: SINHVIEN <<—->> LOPHOCPHAN: Xây dựng thêm bảng ĐANGKI có khóa ngoại từ 2 bảng chính SV và LOP_HP, sau đó xây dựng tham chiếu)
  • Qui tắc 3: Quan hệ 1-N –> Tham chiếu (Vd: Nhiều hàng hóa thuộc 1 loại hàng –> 1 bảng HANGHOA có khóa ngoại là LOAIHANG)
  • Qui tắc 4: Đưa 1-1  –> 1-N —> áp dụng qui tắc 3
  • Qui tắc 5: Chuyển chuyên biệt hóa, tổng quát hóa 
    • C1: Ghép chung bảng (Tùy chọn –> NULL)
    • C2: Chia ra làm 2, giữ lại cái chung, tách cái riêng
    • C3: Chia 3 bảng + tham chiếu (Chuyển khóa chính sang 2 bảng phụ và cho tham chiếu tới bảng chính)

KIẾN THỨC KHÁC

1. Phân tích các hoạt động của hệ thống quản lý đào tạo

  1. QL Kế hoạch học tập và Đăng kí học phần
  2. QL Kết quả học tập
  3. QL Sinh viên
  4. QL Chưong trình đào tạo
  5. QL Giao vụ

2. Các họat động khám chữa bệnh

- Đăng kí khám -> Khám -> Thanh tóan -> Cấp phát thuốc (Nếu có thẻ bảo hiểm)

THÔNG TIN MỚI KHÁC
Những tai nạn "phòng the" có thể khiến bạn mất mạng -12/10/2019
Những sự thật về phương pháp tránh thai phổ biến nhất -28/09/2019
Vì sao đèn xi-nhan lại có màu da cam? -28/09/2019

Chia sẻ đến
THÔNG TIN