KẾT QUẢ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA VIỆT NAM
Chia sẻ đến

Mã số tài liệu: 2736
Đơn giá: 0
NHẤN VÀO ĐỂ TẢI
PGS. TS. Nguyễn Văn Yến: Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy gieo mộng mạ phục vụ; B2006-ĐN01-05 (1/12/2007)

1. Mục tiêu của đề tài: 
- Thiết kế và chế tạo một loại máy gieo mộng mạ đáp ứng được nhu cầu của nông dân miền Trung. Loại máy mới có những tính năng vượt trội hơn các loại máy đang sử dụng ở Việt Nam.
- Thực hiện việc gắn kết giữa công tác đào tạo trong Nhà trường với thực tế sản xuất ở địa phương.
- Góp phần vào sự nghiệp cơ khí hoá nền sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.
2. Nội dung chính:
- Khảo sát sự thay đổi và đặc tính của mộng mạ trong thời gian ngâm ủ.
- Tìm hiểu tính chất của đất ruộng miền Trung.
- Phân tích các máy gieo sạ đã và đang sử dụng.
- Lựa chọn cơ cấu định lượng và phương án gieo mộng mạ.
- Thiết kế máy gieo sạ mộng mạ kéo tay.
- Chế tạo máy gieo mộng mạ kéo tay.
3. Các kết quả chính đạt được:
1- Xác định được kích thước trung bình của mộng mạ để thiết kế hộp định lượng.  
2- Đã chọn được hai cơ cấu định lượng và hai phương pháp gieo mộng mạ hợp lý, khắc phục được những nhược điểm của các máy đang sử dụng:
- Mộng mạ không rơi tự do qua cửa nhỏ, mà được định lượng một cách chủ động và gieo cưỡng bức trên mặt ruộng. Mật độ mộng mạ hợp lý và mộng mạ trải đều trên mặt ruộng, không có chỗ dày chỗ thưa.
- Mộng mạ bị vón cục sẽ được đánh tơi, trước khi định lượng và gieo. Khi gặp thời tiết xấu không gieo kịp, mộng mạ dài bị vón cục, vẫn gieo được bằng máy.
3- Thiết kế hai mẫu máy gieo sạ kéo tay. Máy có kết cấu đơn giản, dễ dàng chế tạo tại các cơ sở cơ khí trên địa bàn miền Trung.
        Máy gieo sạ kéo tay do một người kéo, gieo đồng thời được mười hàng lúa. Máy được sử dụng gieo sạ trên các ruộng có diện tích nhỏ và trung bình. Máy có chiều dài là 2,0 mét, chiều rộng là 1,6 mét và chiều cao là 0,9 mét.
4- Chế tạo một mẫu máy gieo sạ kéo tay. Máy có giá thành thấp, dễ dàng sử dụng. Những đặc điểm nổi trội của máy là:
- Mộng mạ được gieo thành hành, thành cụm, tương đối đều đặn, không có chỗ dày chỗ thưa.
- Mộng mạ không bị xáo trộn, nên rễ mộng mạ ít bị tổn thương.
- Có khả năng gieo được mộng mạ dài, bị vón thành cục.
- Khi di chuyển trên đường và khi quay trở đầu để kéo luống khác, cơ cấu gieo không hoạt động, mộng mạ không bị rơi ra ngoài.  
5- Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng.
TS. Lê Mai Anh: Sử dụng video và các chương trình vi tính để dạy giao tiếp lời nói bằng tiếng nga trong các trường đại học chuyên ngữ; B2004-13-07 (1/12/2007)

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi chỉ có mục đích đi sâu và làm sáng tỏ yếu tố cơ bản góp phần tạo nên chất lượng dạy và học giao tiếp lời nói ở các trường đại học chuyên ngữ. Đó là những thành tựu của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng đến việc đổi mới công nghệ giáo dục. Thông qua việc áp dụng rộng rãi các phương tiện kỹ thuật như video, đặc biệt là phần mềm Powerpoint, giáo viên có thể cải tiến phương pháp giảng dạy ngoại ngữ nói chung, dạy giao tiếp lời nói tiếng Nga nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng dạy-học ngoại ngữ ở các trường chuyên ngữ.
Việc áp dụng các trang thiết bị để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập có thể tiến hành theo các phương án kỹ thuật khác nhau. Phương án mà trong đề tài này chúng tôi đã đề xuất là sử dụng video và chương trình phần mềm Powerpoint như là những công cụ cơ bản để nâng cao chất lượng dạy-học ngoại ngữ.
Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự biến đổi kỳ diệu về chất đối với ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin. Trong lĩnh vực giáo dục nói chung và giảng dạy đại học nói riêng, việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhờ áp dụng công nghệ thông tin đã được khẳng định như một xu thế tất yếu của thời đại ngày nay.
Tuy nhiên, để cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học trên nền tảng công nghệ thông tin theo phương châm giáo dục mới, chúng ta phải nhìn nhận, phân tích, đánh giá đúng mức và phải giải quyết hàng loạt các vấn đề đặt ra có tính chất hiện thực như:
1.Phải có đầy đủ trang thiết bị kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ.
2. Phải đào tạo thành công đội ngũ cán bộ giảng dạy thuộc các chuyên ngành ứng dụng công cụ tin học để họ nắm vững và sử dụng thành thạo công cụ công nghệ thông tin như họ đã sử dụng phấn bảng trước đây vào giảng dạy.
3. Phải tổ chức biên soạn có kết quả giáo án, giáo trình điện tử (kể cả bài tập, thực hành và các đáp án). Thường xuyên cập nhật các giáo án, giáo trình đó một cách có hệ thống.
4. Phải bảo đảm sao cho tất cả sinh viên được tiếp cận với các giáo trình điện tử như là phương tiện học tập bình thường.
5. Cần khuyến khích công tác đổi mới phương pháp giảng dạy trong trường đại học ngoại ngữ nhờ sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật hiện đại.
Yêu cầu nâng cao chất lượng dạy-học đại học đối với bộ môn ngoại ngữ nói chung, tiếng Nga nói riêng chính là yêu cầu tiếp tục trang bị, đổi mới công cụ, đổi mới nội dung giáo án, giáo trình, phương pháp dạy và học, khắc phục cách dạy truyền thống, phát huy khả năng tư duy và sáng tạo cho người học, đảm bảo cho người học có thời gian và điều kiện tự học, tự nghiên cứu và hoàn thiện kiến thức.
* Qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi có một số đề nghị như sau:
- Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin và truyền thông là giải pháp quan trọng cần khai thác triệt để khi dạy-học ngoại ngữ ở bậc đại học.
- Công nghệ thông tin với các phương tiện kỹ thuật hiện đại như chương trình Powerpoint là một khía cạnh văn hoá của thế giới mới, nó sẽ được tiếp nhận tốt nhất ở sinh viên, nó giúp sinh viên định hướng tư duy và thái độ của mình trong thời kỳ mới một cách đúng đắn, để hoàn thành phong cách văn hoá mới.
- Trong bối cảnh của thời kỳ mới và giai đoạn mới của sự phát triển giáo dục đại học, chúng tôi có thể đề xuất ba tiêu chí quan trọng để dựa vào đó có thể lựa chọn phương pháp dạy-học ngoại ngữ cho từng trường cụ thể.
a. Nội dung cần thể hiện bao quát là cách học.
b. Phẩm chất cần phát huy mạnh mẽ là tính chủ động của người học.
c. Biện pháp cần khai thác triệt để là công nghệ thông tin truyền thông mới.
- Khi đầu tư trang thiết bị máy móc, cần chú ý đến khả năng sử dụng lâu dài, chi phí nâng cấp thấp, phù hợp với nhu cầu riêng của từng trường để tránh tình trạng đầu tư lãng phí.
- Khuyến khích giáo viên chủ động trong việc học tập và ứng dụng các phương tiện kỹ thuật mới, sử dụng một cách có hiệu quả các phương tiện dạy-học hiện đại để phục vụ giảng dạy, xây dựng bài giảng điện tử.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động như hội thảo khoa học, báo cáo chuyên đề, học tập kinh nghiệm giảng dạy. Trao đổi và thảo luận về cách sử dụng có hiệu quả nhất những phương tiện kỹ thuật cao đang được áp dụng một cách rộng rãi trong các trường đại học.
- Mỗi giáo viên cần soạn giáo trình, giáo án điện tử và thực hiện giờ dạy trên lớp với sự hỗ trợ tối đa của các phương tiện kỹ thuật như: video, Projector, máy tính, ti vi, sử dụng phần mềm Powerpoint và một số phần mềm khác để giảng dạy ngoại ngữ một cách có hiệu quả cao.
nguyễn văn A: test; abc123 (1/12/2007)

thu
GS.TSKH. Bùi Văn Ga: Thiết kế chế tạo hệ thống động lực của Ô tô lai (Hybrid) điện - nhiệt hai chỗ ngồi"; B2003-III-33-TĐ (1/2/2006)

Trong công trình này, nhóm nghiên cứu đã tập trung thiết kế, chế tạo và lắp đặt hệ thống động lực trên ô tô lai điện - nhiệt cỡ nhỏ, 2 chỗ ngồi. Trong thiết kế, nhóm nghiên cứu đề xuất hai phương án: phương án lý tưởng có tận dụng năng lượng phanh với tốc độ cực đại của ô tô là 70 km/h và phương án đơn giản không tận dụng năng lượng phanh với tốc độ ô tô 46 km/h. Trong giới hạn của đề tài này chỉ có hệ thống động lực của ô tô theo phương án 2 được lắp ráp và thử nghiệm.
TS. Nguyễn Văn Hoan: Một số biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho học sinh lớp 6 vùng nông thôn; (1/2/2006)

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động tự học cho học sinh lớp 6 trường trung học cơ sở. 
- Xác định biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho học sinh lớp 6 vùng nông thôn Đà Nẵng, Quảng Nam.
TS. Nguyễn Tấn Lê: Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất có hoạt tính sinh học trong nước dừa đến đời sống cây vừng (Seasamum indicum L.) ở vụ hè, trồng tại Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng; (1/2/2006)

- Tổng quan các tài liệu liên quan đến thành phần các chất sinh trưởng có trong nước dừa có ảnh hưởng tốt đến đời sống cây trồng.
- Trồng thí nghiệm 2 giống vừng vàng và vừng đen trong chậu và thí nghiệm ngoài đồng ruộng trên nền đất ở Đà Nẵng và Quảng Nam vào 2 vụ hè 2004 và 2005.
PGS.TSKH. Trần Quốc Chiến: Bài toán luồng cực đại trên mạng; (1/2/2006)

Đề tài này nghiên cứu bài toán tìm luông cực đại trong mạng. Nghiên cứu đề xuất các phương pháp giải mới
Phan Văn Hiền: Nghiên cứu điều khiển vị trí hệ phi tuyến ứng dụng mạng nơ ron.; (1/2/2006)

Nghiên cứu ứng dụng mạng nơ ron (Neural Network) cho bài toán nhận dạng và bài toán điều khiển các hệ thống kỹ thuật. 
Xây dựng một chương trình nhận dạng và điều khiển trực tiếp hệ phi tuyến bất kỳ sử dụng mạng nơ ron trong môi trường LABVIEW và MATLAB SIMULINK trờn thiết bị thực tại Phũng thớ nghiệm Trọng điểm tự động hoá.
TS. Đậu Thị Hòa: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm dùng trong dạy học địa lí lớp 10 cải cách giáo dục (Ban KHXH - NV) ở trường trung học phổ thông và nhằm nâng cao năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm địa lí.; (1/2/2006)

Nghiên cứu xây dựng quy trình, kĩ thuật thiết kế và biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học địa lí lớp 10 thi điểm CCGD, bảo đảm tính khoa học, tính khách quan và tính sư phạm.
Trần Mạnh Lục: Nghiên cứu phản ứng đồng trùng hợp ghép của Axít Acrylíc lên sợi Xenlulozơ;(1/2/2006)

Đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các các điều kiện phản ứng như khác nhau như nồng độ các chất, môi trường phản ứng, nhiệt độ phản ứng, thời gian phản ứng trên các quá trình đồng trùng hợp ghép đối với: 
- Các vật liệu xenlulozơ khác nhau là bột tre và bột đay.
- Các phương pháp xử lý sợi khác nhau. 
- Các monome khác nhau là Axit Acrylic và Acrylamit.
Đoàn Quang Vinh: ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU; (1/2/2006)

Về khoa học và ứng dụng: Nghiên cứu lý thuyết và phân tích hoạt động của hệ thống Bộ biến đổi xung áp – Động cơ điện một chiều.
Về đào tạo: Sử dụng làm mô hình trong phòng thí nghiệm cho sinh viên và học viên cao học ngành Tự động hóa.
Nguyễn Tấn Hùng: Nghiên cứu về chủ nghĩa vô thần ở phương Tây hiện đại nhằm phục vụ cho việc giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các môn khác có liên quan; (1/2/2006)

- Nghiên cứu sự phát triển của chủ nghĩa vô thần trong lịch sử; các trào lưu triết học vô thần và các cách tiếp cận khác nhau của mỗi trường phái đối với các vấn đề sự tồn tại của thần thánh, linh hồn bất tử, kiếp sau, thế giới bên kia, vấn đề bản chất, nguồn gốc, vai trò và tương lai của tôn giáo. Làm rõ chủ nghĩa vô thần Mác-Lênin là sự kế thừa và phát triển hợp lôgíc của chủ nghĩa vô thần trong lịch sử.
TS. Lê Tự Hải: Nghiên cứu tổng hợp màng polyme dẫn điện bằng phương pháp oxi hoá anôt một số hợp chất hữu cơ dị vòng; (1/2/2006)

Nghiên cứu tổng hợp màng polypyrol, polyanilin và composit polianilin - polipyrol trên nền thép CT3 bằng phương pháp oxi hoá anôt pyrol, anilin và ứng dụng chống ăn mòn kim loại của chúng.
ThS. Nguyễn Tấn Khôi: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ TÍNH TOÁN VÀ XỬ LÝ SONG SONG TRÊN MÔI TRƯỜNG PHÂN TÁN; (1/2/2006)

1. Nghiên cứu môi trường xử lý phân tán và công nghệ tác tử di động
2. Nghiên cứu xây dựng xây dựng mô hình hệ thống tính xử lý phân tán.
3. Triển khai thực nghiệm chương trình trên mạng máy tính nhằm cho phép thực hiện giải một số các bài toán có khối lượng tính toán lớn trong thực tế.
TS. Nguyễn Tấn Hùng: Nghiên cứu về chủ nghĩa vô thần ở phương Tây hiện đại nhằm phục vụ cho việc giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các môn khác có liên quan; (1/2/2006)

Nghiên cứu sự phát triển của chủ nghĩa vô thần trong lịch sử; các trào lưu triết học vô thần và các cách tiếp cận khác nhau của mỗi trường phái đối với các vấn đề sự tồn tại của thần thánh, linh hồn bất tử, kiếp sau, thế giới bên kia, vấn đề bản chất, nguồn gốc, vai trò và tương lai của tôn giáo. Làm rõ chủ nghĩa vô thần Mác-Lênin là sự kế thừa và phát triển hợp lôgíc của chủ nghĩa vô thần trong lịch sử.
PGS.TS. Võ Xuân Tiến: Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực trong các cơ quan hành chính cấp quận (huyện), phường (xã) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; (1/2/2006)

Mục đích nghiên cứu của đề tài: Góp phần làm rõ về mặt lí luận nội dung và tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực trong lĩnh vực hành chính; đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ hiện có trong các cơ quan hành chính cấp quận (huyện), phường (xã), mà chủ yếu là cán bộ chủ chốt ở thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp có tính khoa học, khả thi để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực hành chính đủ sức hoàn thành công việc theo yêu cầu hiện nay
TS. Tăng Tấn Chiến: Nghiên cứu xây dựng mô hình ghép để mở rộng dải thông của tế bào điện tử ngang (TEM); (1/2/2006)

Trong đề tài này, chúng tôi thực hiện một tế bào điện từ ngang (TEM) mô hình ghép để đo thực nghiệm trong lĩnh vực tương thích điện từ. Tế bào có chiều rộng 150mm, chiều cao 90mm và chiều dài 300mm. Kết quả đo thực nghiệm các thông số tán xạ của tế bào mô hình ghép, dải thông của tế bào được nâng từ 1GHz lên 1,8GHz .