Ôn thi đại học khối C môn Địa: Đề cương ôn thi đại học môn Địa (Phần 2)
Chia sẻ đến

Mã số tài liệu: 3196
Đơn giá: 0
NHẤN VÀO ĐỂ TẢI

BÀI 9. THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

I. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm:

a. Tính chất nhiệt đới: (do nằm trong vùng nội chí tuyến Bác bán cầu)

- Tổng bức xạ lớn.

- Cân bằng bức xạ dương quanh năm.

- Nhiệt độ trung bình năm trên 200C, tổng số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ/năm.

b. Lượng mưa, độ ẩm lớn: (do giáp biển Đông, nguồn cung cấp độ ẩm lớn)

- Lượng mưa trung bình năm cao: 1500–2000mm/năm, phân bố không đều, sườn đón gió 3500– 4000mm/năm.

- Độ ẩm không khí cao trên 80%.

- Cân bằng ẩm luôn dương.

c. Gió mùa:

*Gió mùa mùa đông: (gió mùa ĐB)

- Thời gian hoạt động: Từ tháng XI đến tháng IV

- Nguồn gốc: cao áp Xibia (hay khối khí lạnh phương Bắc)

- Hướng gió Đông Bắc.

- Phạm vi hoạt động: miền Bắc (d.Bạch Mã trở ra)

- Đặc điểm: Hoạt động thành từng đợt, suy yếu dần khi vào Nam (hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã)

- Tính chất:    +Nửa đầu mùa đông: lạnh, khô.

+Nửa sau mùa đông: lạnh, ẩm, có mưa phùn.

Riêng từ Đà Nẵng trở vào, gió tín phong BBC thổi theo hướng ĐB gây mưa cùng ven biển miền Trung, còn Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

*Gió mùa mùa hạ: (gió mùa TN)

-Thời gian hoạt động: Từ tháng V đến tháng X

-Phạm vi hoạt động: cả nước

-Hướng gió Tây Nam (chủ yếu), Đông Nam

- Nguồn gốc và tính chất:

+ Đầu mùa hạ: khối khí từ Bắc Ấn Độ Dương thổi vào gây mưa lớn cho vùng đón gió trực tiếp là Nam Bộ và Tây Nguyên, khi vượt dãy Trường Sơn trỏ nên khô nóng (ven biển Trung Bộ và phần Nam của Tây Bắc)

+ Giữa và cuối mùa hạ: gió tín phong từ Nam Bán Cầu di chuyển và đổi hướng thành gió Tây Nam, gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.

Riêng Miền Bắc  do ảnh hưởng áp thấp Bắc Bộ nên gió này đổi hướng thành Đông Nam..

II. Các thành phần tự nhiên khác

1. Địa hình:

-  Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi: Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, nhiều nơi đất trơ sỏi đá; vùng núi đá vôi có nhiều hang động, thung khô; các vùng thềm phù sa cổ bị bào mòn tạo thành đất xám bạc màu; hiện tượng đất trượt, đá lở xảy ra khi mưa lớn.

-Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: ĐBSH và ĐBSCL hằng năm lấn ra biển vài chục đến hàng trăm mét.

2. Sông ngòi, đất, sinh vật:

2..1. Sông ngòi:

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Con sông có chiều dài hơn 10 km, nước ta có 2.360 con sông. Trung bình cứ 20 km đường bờ biển gặp một cửa sông.

- Sông ngòi nhiều nước giàu phù sa. Tổng lượng nước là 839 tỷ m3/năm. Tổng lượng phù sa hàng năm khoảng 200 triệu tấn.

- Chế độ nước theo mùa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô.

2.2. Đất đai:

- Quá trình Feralit là  quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước taà loại đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta.

- Lớp đất hoá dày, chua.

2.3. Sinh vật:

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh phát triển trên đất feralit là cảnh quan chủ yếu ở nước ta

- Các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có sự xuất hiện các loài cận nhiệt đới và ôn đới núi cao.

Ôn thi đại học khối C môn Địa: Đề cương ôn thi đại học môn Địa (Phần 2)

Việt Nam có hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm

3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống.

3.1. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp:

- Nền nhiệt ẩm cao thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình Nông - Lâm kết hợp, nâng cao năng suất cây trồng.

- Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, khí hậu thời tiết không ổn định, mùa khô thiếu nước, mùa mưa thừa nước…

3.2.  Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống:

- Thuận lợi để phát triển các nghành lâm nghiệp, thuỷ sản, GTVT, du lịch…đẩy mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng… vào mùa khô.

- Khó khăn:

+ Các hoạt động GTVT, du lịch, công nghiệp khai thác… chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông.

+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho quản lý máy móc, thiết bị, nông sản.

+ Các thiên tai như: mưa bão, lũ lụt hạn hán và diễn biến bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng… gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất.

+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.

Bài tập 1: Dựa vào bảng số liệu sau :

 Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm.

Địa điểm

Nhiệt độ trung bình

tháng I (oC)

Nhiệt độ trung bình

tháng VII (oC)

Nhiệt độ trung bình năm (oC)

Lạng Sơn

13,3

27,0

21,2

Hà Nội

16,4

28,9

23,5

Vinh

17,6

29,6

23,9

Huế

19,7

29,4

25,1

Quy Nhơn

23,0

29,7

26,8

Tp. Hồ Chí Minh

25,8

27,1

26,9

Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân.

a/ Nhận xét:

- Nhìn chung nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam.

- Nhiệt độ trung bình tháng VII không có sự chênh lệch nhiều giữa các địa phương.

b/ Giải thích:

- Miền Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên các địa điểm có nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn các địa điểm ở miền Nam, tháng VII miền Bắc không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên các địa điểm trên cả nước có nhiệt độ trung bình tương đương nhau.

- Miền Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mặt khác lại nằm ở vĩ độ thấp hơn, có góc nhập xạ lớn, nhận được nhiều nhiệt hơn nên các địa điểm ở miền Nam có nhiệt độ trung bình tháng I và cả năm cao hơn các địa điểm miền Bắc.

Bài tập 2: Dựa vào bảng số liệu sau :   

Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm

Địa điểm

Lượng mưa

Khả năng bốc hơi

Cân bằng ẩm

Hà Nội

1.676 mm

989 mm

+ 687 mm

Huế

2.868 mm

1.000 mm

+ 1.868 mm

Tp Hồ Chí Minh

1.931 mm

1.686 mm

+ 245 mm

Hãy so sánh nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên. Giải thích.

a/ Nhận xét:

- Lượng mưa có sự thay đổi từ Bắc vào Nam: Huế có lượng mưa cao nhất, đến TP.HCM và thấp nhất là Hà Nội.

- Lượng bốc hơi: càng vào phía Nam càng tăng mạnh.

- Cân bằng ẩm có sự thay đổi từ Bắc vào Nam: cao nhất ở Huế, tiếp đến Hà Nội và thấp nhất là tp.HCM.

b/ Giải thích:

- Huế có lượng mưa cao nhất, chủ yếu mưa vào mùa thu dông do:

+ Dãy Bạch Mã chắn các luồng gió thổi theo hướng Đông Bắc và bão từ biển Đông thổi vào.

+ Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.

+ Lượng cân bằng ẩm cao nhất do lượng mưa nhiều, lượng bốc hơi nhỏ.

- TP.HCM có lượng mưa khá cao do:

+ Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào mang theo lượng mưa lớn.

+ Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.

+ Do nhiệt độ cao, đặc biệt mùa khô kéo dài nên bốc hơi mạnh và thế cân bằng ẩm thấp nhất.

- Hà Nội: lượng mưa ít do có mùa đông lạnh, ít mưa. Lượng bốc hơi thấp nên cân bằng ẩm cao hơn tp.HCM.

BÀI 11 & 12. THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG

1. Thiên nhiên phân hoá theo Bắc-Nam.

1.1. Nguyên nhân:

Chủ yếu do sự thay đổi của khí hậu theo chiều Bắc-Nam, ranh giới là dãy Bạch Mã. Từ dãy Bach Mã trở ra Bắc chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc; càng vào Nam, góc nhập xạ càng lớn nên năng lượng bức xạ nhận được càng lớn

1.2. Biểu hiện:

a. Phần lãnh thổ phía Bắc: (từ dãy núi Bạch Mã trở ra)

- Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh

- Nhiệt độ trung bình: 200C-250C, biên độ nhiệt TB  năm lớn (100C-120C). Số tháng lạnh <200C có 3 tháng.

- Sự phân hoá theo mùa: mùa đông-mùa hạ

- Cảnh quan: Đới rừng nhiệt đới gió mùa. Các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các cây cận nhiệt đới, ôn đới, các loài thú có lông dày.

b. Phần lãnh thổ phía Nam: (từ dãy núi Bạch Mã trở vào)

- Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.

- Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm.

- Nhiệt độ trung bình: >250C, biên độ nhiệt trung bình năm thấp (30C-40C). Không có tháng nào dưới 200C.

- Sự phân hoá theo mùa: mùa mưa-mùa khô

- Cảnh quan: đới rừng cận xích đạo gió mùa. Các loài động vật và thực vật thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài.

Ôn thi đại học khối C môn Địa: Đề cương ôn thi đại học môn Địa (Phần 2)

Rừng khộp ở Tây Nguyên vào mùa khô

2. Thiên nhiên phân hoá theo Đông – Tây.

Nguyên nhân: do địa hình thay đổi từ Đông sang Tây, thấp dần từ Tây sang Đông.  

a.Vùng biển và thềm lục địa:

- Thiên nhiên vùng biển đa dạng đặc sắc và có sự thay đổi theo từng dạng địa hình ven biển, thềm lục địa.

b.Vùng đồng bằng ven biển: Thiên nhiên thay đổi theo từng vùng:

- Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thiên nhiên trù phú.

- Dải đ/bằng ven biển Trung Bộ hẹp ngang, bị chia cắt, bờ biển khúc khuỷu, các cồn cát, đầm phá phổ biến thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ, nhưng giàu tiềm năng du lịch và kinh tế biển.

c.Vùng đồi núi:

  Thiên nhiên rất phức tạp (do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi). Thể hiện sự phân hoá thiên nhiên từ Đông-Tây Bắc Bộ và Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.

3. Thiên nhiên phân hoá theo độ cao

Nguyên nhân: do khí hậu thay đổi theo độ cao: nhiệt độ giảm dần theo độ cao còn độ ẩm thì tăng đến một độ cao nhất định sau đó lại giảm.

3.1.  Đai nhiệt đới gió mùa.

- Độ cao:       

+ Miền Bắc: Dưới 600-700m

+ Miền Nam: Dưới 900-1000m

- Đặc điểm khí hậu: nhiệt độ cao, mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi tuỳ nơi.

- Các lọai đất chính: nhóm đất phù sa (chiếm 24% diện tích cả nước), nhóm đất Feralit đồi núi thấp (> 60%).

- Sinh vật: Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, rừng nhiệt đới gió mùa.

3.2. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

- Độ cao:       

+ Miền Bắc: Dưới 600-700m đến 2600m

+ Miền Nam: Dưới 900-1000m đến 2600m

- Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào trên 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.

-Các loại đất chính: đất feralit có mùn với đặc tính chua, tầng đất mỏng và đất mùn.

-Các hệ sinh thái: rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim

3.3. Đai ôn đới gió mùa trên núi

- Độ cao: Từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn)

- Đặc điểm khí hậu: quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông dưới 50C

- Các lọai đất chính: chủ yếu là đất mùn thô.

- Sinh vật: Các loài thực vật ôn đới: Lãnh sam, Đỗ quyên...

Bài tập 1: Qua bảng số liệu, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, nhận xét và so sánh chế độ nhiệt của 2 địa điểm trên.

Địa điểm

to TB năm(oC)

to TB tháng lạnh (oC)

to TB tháng nóng (oC)

Biên độ to TB năm

Biên độ to tuyệt đối

Hà Nội

Vĩ độ 21o01’B

23,5

16,4

(tháng 1)

28,9

(tháng 7)

12,5

40,1

Tp. Hồ Chí Minh

Vĩ độ 10o47’B

27,1

25,8

(tháng 12)

28,9

(tháng 4)

3,1

26,2

a/ Nhận xét:

-Nhiệt độ trung bình năm: nhỏ nhất là Hà Nội, sau đến Huế và cao nhất là tp.HCM.

-Nhiệt độ trung bình tháng lạnh: Hà Nội và Huế có nhiệt độ dưới 200 C; tp.HCM trên 250 C.

-Nhiệt độ trung bình tháng nóng: Hà Nội và tp.HCM có nhiệt độ tương đương nhau, riêng Huế cao hơn 0,50 C.

-Biên độ nhiệt trung bình năm: cao nhất Hà Nội, sau đến Huế và thấp nhất là tp.HCM.

-Biên độ nhiệt độ tuyệt đối: cao nhất Hà Nội, sau đến Huế và thấp nhất là tp.HCM.

b/ Kết luận:

-Nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình tháng lạnh tăng dần từ Bắc vào Nam.

-Biên độ nhiệt trung bình năm và biên độ nhiệt độ tuyệt đối lại giảm dần từ Bắc vào Nam.

c/ Nguyên nhân:

-Miên Nam nằm ở vĩ độ thấp hơn nên có góc nhập xạ lớn, nhận được nhiều nhiệt hơn.

-Miền Bắc về mùa đông do ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc nên nhiệt độ hạ thấp nhiều so với miền Nam.