Ôn thi đại học khối C môn Địa: Đề cương ôn thi đại học môn Địa (Phần 3)
Chia sẻ đến

Mã số tài liệu: 3197
Đơn giá: 0
NHẤN VÀO ĐỂ TẢI

BÀI  14. SỬ DỤNG, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

1.1. Tài nguyên rừng:

a.Thực trạng:

- Rừng của nước ta có suy giảm ngưng đang được phục hồi.

   + Giai đoạn 1943-1983: giảm mạnh

   + Giai đoạn 1983-2005: được phục hồi trở lại nhưng tổng diện tích rừng và tỷ lệ che phủ rừng năm 2005 vẫn thấp hơn năm 1943 (43%).

- Chất lượng rừng bị giảm sút: diện tích rừng giàu giảm, 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.

b.Nguyên nhân:

c. Biện pháp bảo vệ:

   - Đối với rừng phòng hộ có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

   - Đối với rừng đặc dụng: Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

  - Đối với rừng sản xuất: Phát triển diện tích và chất lượng rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

d. Ý nghĩa của việc bảo vệ rừng.

   - Về kinh tế: Cung cấp gỗ, dược phẩm, phát triển du lịch sinh thái….

   - Về môi trường: Chống xói mòn đất, hạn chế lũ lụt, điều hoà khí hậu…..

1.2. Đa dạng sinh học

a. Thực trạng:

- Giới sinh vật nước ta có tính đa dạng sinh vật cao.

- Số lượng loài thực vật và động vật đang bị suy giảm nghiêm trọng.

b. Nguyên nhân

- Khai thác quá mức làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên và làm nghèo tính đa dạng của sinh vật.

- Ôi nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước làm cho nguồn thuỷ sản bị giảm sút.

c. Biện pháp bảo vệ:

- Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

- Ban hành sách đỏ Việt Nam.

- Quy định khai thác về gỗ, động vật, thuỷ sản.

1.3. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất.

a. Hiện trạng sử dụng đất

- Năm 2005, có 12,7 triệu ha đất có rừng và 9,4 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp (chiếm hơn 28% tổng diện tích đất tự nhiên), 5,3 triệu ha đất chưa sử dụng.

- Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người là 0,1 ha. Khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng và miền núi là không nhiều.

-Suy thoái tài nguyên đất

+ Diện tích đất trống đồi trọc đã giảm mạnh nhưng diện tích đất đai bị suy thoái vẫn còn rất lớn.

+ Cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe doạ sa mạc hoá (chiếm khoảng 28%).

b. Nguyên nhân:

- Phá rừng.

- Khai thác quá mức, thiếu kết hợp với tái tạo ,bảo vệ, …

c. Biện pháp bảo vệ:

- Đối với đất vùng đồi núi:

   + Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác hợp lý: làm ruộng bậc thang, trồng cây theo băng.

  + Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông-lâm kết hợp. Bảo vệ rừng, đất rừng, ngăn chặn nạn du canh du cư.

- Đối với đất nông nghiệp:

   + Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích.

   + Thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chống bạc màu.

   +  Bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất, thoái hóa đất.

1.4. Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác

1.4.1. Tài nguyên nước:

a. Thực Trạng:

- Chưa khai thác hết tiềm năng và hiệu quả sử dụng thấp. Nhiều nơi khai thác nước ngầm quá mức.

- Tình trạng thừa nước gây lũ lụt vào mùa mưa, thiếu nước gây hạn hán vào mùa khô.

- Mức độ ô nhiễm môi trường nước ngày càng tăng, thiếu nước ngọt.

b. Biện pháp bảo vệ:

- Xây các công trình thuỷ lợi để cấp nước, thoát nước…

- Trồng cây nâng độ che phủ, canh tác đúng kỹ thuật trên đất dốc.

- Quy hoạch và sử dụng nguồn nước có hiệu quả.

- Xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm.

- Giáo dục ý thức người dân bảo vệ môi trường.

1.4.2. Tài nguyên khoáng sản:

a. Thực Trạng:

Nước ta có nhiều mỏ khoáng sản nhưng phần nhiều là mỏ nhỏ, phân tán nên khó khăn trong quản lý khai thác, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường  àkhai thác bừa bãi, không quy hoạch…

b. Biện pháp bảo vệ:

- Quản lý chặt chẽ việc khai  thác. Tránh lãng phí tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường từ khâu khai thác, vận chuyển tới chế biến khoáng sản.

- Xử lý các trường hợp khai thác không giấy phép, gây ô nhiễm.

1.4.3. Tài nguyên du lịch:

a. Thực Trạng:

Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều điểm du lịch khiến cảnh quan du lịch bị suy thoái.

b. Biện pháp bảo vệ:

Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái

BÀI 15. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

Ôn thi đại học khối C môn Địa: Đề cương ôn thi đại học môn Địa (Phần 3)

Nước ta thường xuyên chịu nhiều thiên tai như lũ lụt

1. Bảo vệ môi trường.

 - Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường:

   +Sự mất cân bằng của các chu trình tuần hoàn vật chất gây nên bão lụt, hạn hán…

Ví dụ:Phá rừng àđất bị xói mòn, rửa trôi, hạ mực nước ngầm, tăng tốc độ dòng chảy, biến đổi khí hậu, sinh vật đe doạ bị tuyệt chủng…

- Tình trạng ô nhiễm môi trường:

   + Ô nhiễm nguồn nước: nước thải công nghiệp và sinh hoạt đổ ra sông hồ chưa qua xử lý.

   + Ô nhiễm không khí: Ở các điểm dân cư, khu công nghiệp…Vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép.

   + Ô nhiễm đất: nước thải, rác thải sau phân huỷ đều ngấm xuống đất, do sản xuất nông nghiệp.

2. Các loại thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống:

2.1. Bão:

a. Hoạt động của bão ở Việt nam:        

- Biểu hiện: mưa to, gió lớn.

- Thời gian hoạt động từ tháng 06 đến tháng 12, đặc biệt hoạt động mạnh và tần xuất cao nhất là các tháng 9,10.

- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.

- Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ, Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của bão.

- Tần suất bão: Trung bình mổi năm có 8,8 trận bão.

- Phạm vi hoạt động: cả nước.

b. Hậu quả của bão:

- Thiệt hại nhiều người và của.

- Mưa lớn trên diện rộng, gây ngập úng đồng ruộng, đường giao thông, thuỷ triều dâng cao làm ngập mặn vùng ven biển; gây lũ quét, sạt lở đất ở trung du, đồi núi.

- Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, sạt lở bờ biển.

- Ô nhiễm môi trường, dịch bệnh.

c. Biện pháp phòng chống bão

- Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển cuả cơn bão.

- Thông báo cho tàu thuyền trở về đất liền hoặc tìm nơi trú bão an toàn.

- Củng cố hệ thống đê kè ven biển.

- Sơ tán dân khi có bão mạnh.

- Đề phòng lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mòn lũ quét ở miền núi.

- Chú trọng công tác cứu trợ, vệ sinh phòng dịch.

- Có kế hoạch khắc phục hậu quả sau bão.

2.2. Ngập lụt, lũ quét và hạn hán

Các thiên tai

Ngập lụt

Lũ quét

Hạn hán

Nơi hay xảy ra

ĐBSH và ĐBSCL, hạ lưu các sông ở miền Trung.

Xảy ra đột ngột ở miền núi

Nhiều địa phương

Thời gian

hoạt động

Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10). Riêng Duyên hải miền Trung từ tháng 9 đến tháng 12.

Tháng 06-10 ở miền Bắc. Tháng 10-12 ở miền Trung.

Mùa khô (tháng 11-4).

Hậu quả

Phá huỷ mùa màng, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường…

Thiệt hại về tính mạng và tài sản của dân cư….

Mất mùa, cháy rừng, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Nguyên nhân

- Địa hình thấp.

- Mưa nhiều, tập trung theo mùa.

- Ảnh hưởng của thuỷ triều.

- Địa hình dốc.

- Mưa nhiều, tập trung theo mùa.

- Rừng bị chặt phá.

- Mưa ít.

- Cân bằng ẩm <0.

 

Biện pháp phòng chống

- Xây dựng đê điều, hệ thống thuỷ lợi.

- Trồng rừng, quản lý và sử dụng đất đai hợp lý.

- Canh tác hiệu quả trên đất dốc.

- Quy hoạch các điểm dân cư.

- Trồng rừng.

- Xây dựng hệ thống thuỷ lợi.

- Trồng cây chịu hạn.

2.3. Các thiên tai khác

- Động đất: Tây Bắc, Đông Bắc có hoạt động động đất mạnh nhất.

- Các loại thiên tai khác: Lốc, mưa đá, sương muối … Gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.

3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Duy trì các hệ sinh thái, các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống sông có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.

- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen, các loài nuôi trồng, các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài.

- Đảm bảo việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được.

- Đảm bảo chất lượng moi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.

- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên.

- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải thiện môi trường.

BÀI 16. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC  TA

1. Việt Nam là nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc.

- Năm 2006 dân số nước ta là 84,1 triệu người, thứ 3 ĐNA, 13 trên thế giới.

ðNguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, bên cạnh đó gây trở ngại trong giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Có 54 dân tộc, đông nhất là người Kinh (86.2%)

ðđoàn kết tạo nên sức mạnh dân tộc, đa dạng văn hoá…, nhưng vẫn còn chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, nhất là đối với các dân tộc ít người, mức sống còn thấp; vấn đề đoàn kết dân tộc.

2. Dân số tăng nhanh, dân số trẻ.

- Dân số nước ta tăng nhanh đặc biệt là nửa cuối thế kỷ XX: 1965-75: 3%, 1979-89: 2.1%.

- Thời kỳ 2000-2005 còn1,32% đã giảm đáng kể nhưng vẫn còn cao, mỗi năm tăng hơn 1 triệu người.

àSức ép lên phát triển kinh tế, bảo vệ TNMT, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Dân số trẻ: độ tuổi lao động khoảng 64,0% dân số, trẻ em chiếm 27%, tuổi già chỉ 9,0% (2005).

àLLLĐ dồi dào, trẻ nên năng động, sáng tạo, bên cạnh đó khó khăn trong giải quyết việc làm

3. Sự phân bố dân cư không đều

- Mật độ dân số: 254 người/km2 (2006) phân bố không đều

a/ Phân bố không đều giữa đồng bằng – miền núi:

+ Đồng bằng: 1/4 diện tích – chiếm 3/4 dân số ĐBSH cao nhất, 1.225 người/km2 , gấp 5 lần cả nước.

+ Miền núi: 3/4 diện tích - chiếm 1/4 dân số Tây Nguyên 89 người/km2, Tây Bắc 69 người/km2

b/ Phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị:

+ Nông thôn: 73,1%, có xu hướng giảm.

+ Thành thị: 26,9%, có xu hướng tăng.

- Nguyên nhân:  ĐKTN, KTXH, lịch sử khai thác lãnh thổ.

- Hậu quả: Sử dụng lãng phí, không hợp lý lao động, khó khăn trong khai thác tài nguyên…

Ôn thi đại học khối C môn Địa: Đề cương ôn thi đại học môn Địa (Phần 3)

Dân số tập trung ở các thành phố lớn

4. Chiến lược phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta:

- Tuyên truyền và thực hiện chính sách KHHDS có hiệu quả.

- Phân bố dân cư, lao động hợp lý giữa các vùng.

- Quy hoạch và có chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, đẩy mạnh đào tạo người lao động có tay nghề cao, có tác phong công nghiệp.

- Phát triển công nghiệp ở miền núi và ở nông thôn nhằm sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.

BÀI 17. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

1. Nguồn lao động

a. Ưu Điểm:

- Số lượng: Dân số hoạt dộng kinh tế ở nước ta dồi dào chiếm 51,2% tổng số dân (42,53 triệu người) (2006), mỗi năm tăng hơn 1 triệu lao động. ðLà lực lượng quyết định phát triển kinh tế đất nước.

- Chất lượng: Chất lượng lao động ngày được nâng cao, nguồn lao động đã qua đào tạo chiếm 25,0% (2005);

- Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp.

b. Hạn chế:

- Thiếu lao động có trình độ, cán bộ quản lý.

- Thiếu tác phong công nghiệp, năng suất lao động còn thấp, thời gian nhàn rỗi còn nhiều.

- Phân bố không đồng đều, chất lượng lao động chênh lệch giữa các vùng.

2. Cơ cấu lao động

a/ Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế

- Tập trung nhiều nhất ở KVI

- Xu hướng thay đổi: Giảm tỉ trọng lao động ở KV tăng tỉ trọng ở KVII và III, tuy nhiên lao động trong KVI vẫn còn cao àsự thay đổi trên do tác động của cuộc CMKHKT và quá trình ccoong nghiệp hóa, hiện đại hóa.

b/ Cơ cấu lao động theo thành phần  kinh tế

- Lao động tập trung chủ yếu ở KV ngoài nhà nước.

- Xu hướng thay đổi: Tỉ trọng lao động ở KV nhà nước và ngoài nhà nước khá ổn định, KV có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng nhanh do chính sách mở cửa nền kinh tế và nền kinh tế nhiều thành phần đã phát huy tác dụng.

c/ Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn

- Lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn

- Xu hướng thay đổi: Giảm tỉ trọng lao động ở KV nông thôn, tăng tỉ trọng lao động ở KV thành thị do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mức sống ở thành thị cao hơn.

Lao động nhìn chung năng suất còn thấp, quỹ thời gian lao động vẫn còn chưa được sử dụng triệt để.

3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết

* Thực trạng:

- Việc làm đang là vấn đề KT-XH lớn của nước ta hiện nay.

- Mặc dù mỗi năm nước ta đã tạo ra khoảng 1 triệu chỗ làm mới nhưng tình trạng việc làm vẫn còn gay gắt. Tỷ lệ thất nghiệp của cả nước là 2,1%, còn thiếu việc làm là 8,1%. Thất nghiệp ở thành thị cao: 5,3%, thiếu việc làm ở thành thị là 4,5%. Ở nôngthôn, thất nghiệp là 1,1%, thiếu việc làm là 9,3% (2005)

- Lao động tăng thêm hàng năm khoảng 1 triệu lao động.

* Hướng giải quyết:

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động .

- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.

- Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất để giải quyết lao động tại chỗ (nông thôn, thành thị).

- Tăng cường hợp tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng XK.

- Đa dạng các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động.

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

BÀI 18 . ĐÔ THỊ HÓA

1. Đặc điểm

a/  Quá trình Đô thị hoá nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp.

b/ Tỷ lệ dân thành thị ngày càng tăng, chiếm 26,9% (2005)

c/ Đô thị nước ta đa số có quy mô không lớn, phân bố không đều giữa các vùng.

2. Mạng lưới đô thị:

Dựa vào số dân, chức năng, MĐDS, tỷ lệ phi nông nghiệp…có 6 loại đô thị:

- Loại đặc biệt (Hà Nội và TP HCM) và loại 1, 2, 3, 4, 5.

- Có 5 đô thị trực thuộc Trung Ương: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ

3. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế – xã hội

- Đô thị  hoá có tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyến dịch cơ cấu kinh tế đất nước.

- Đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp, 87% GDP dịch vụ, 80% ngân sách Nhà nước.

- Đô thị là thị trường có sức mua lớn, nơi tập trung đông lao động có trình độ chuyên môn, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có sút thu hút đầu tư nước ngoài, tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển đất nước

- Tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Tác động tiêu cực: ô nhiễm môi trường, trật tự xã hội, việc làm, nhà ở…