Đề thi vào lớp 10 môn Toán chuyên Quốc Học Huế năm 2012-2013
Chia sẻ đến

Mã số tài liệu: 6735
Đơn giá: 0
NHẤN VÀO ĐỂ TẢI

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2012-2013
Môn thi: TOÁN (chuyên)
Ngày thi: 25/06/2012
Thời gian làm bài: 150 phút (không tính thời gian giao đề)

Bài 1. (2,0 điểm) Giải hệ phương trình:
\left\{\begin{matrix} x^2+y^2=x+y+8 & \\ x(x-1)y(y-1)=12 & \end{matrix}\right.

Bài 2. (2,0 điểm)
Cho các số thực u,v sao cho: (u+\sqrt{u^2+2})(v-1+\sqrt{v^2-2v+3})=2. Chứng minh rằng: u^3+v^3+3uv=1

Bài 3. (2,0 điểm)
Cho hai đường tròn (O) và (O') cắt nhau tại A và B sao cho đoạn thẳng OO’ cắt đường thẳng AB. Đường thẳng \triangle  tiếp xúc với đường tròn (O) tại C, tiếp xúc với (O') tại D và sao cho khoảng cách từ A đến \triangle  lớn hơn khoảng cách từ B đến \triangle . Đường thẳng qua A song song với đường thẳng \triangle  cắt đường tròn (O) thêm điểm E và cắt đường tròn (O') thêm điểm F. Tia EC cắt tia FD tại G. Đường thẳng EF cắt các tia CB và DB tại H và K
a) Chứng minh tứ giác BCGD nội tiếp
b) Chứng minh tam giác GHK cân

Bài 4. (2,0 điểm)

a) Tìm các số nguyên dương lẻ x,y,z thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: x < y < z và \dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z}=\dfrac{1}{3}
b) Chứng minh tồn tại 2013 số nguyên dương a_1,a_2,a_3,.....,a_{2013} sao cho:
a_1 < a_2 < a_3 < ... < a_{2013} và \dfrac{1}{a_1}+\dfrac{1}{a_2}+\dfrac{1}{a_3}+....+\dfrac{1}{a_{2013}}=1

Bài 5.(2,0 điểm)

a) Chứng minh rằng diện tích của những tứ giác có các đỉnh nằm trong hoặc trên một đường tròn bán kính $R$ luôn nhỏ hơn hoặc bằng 2R^2
b) Cho x và y là các số thực dương thay đổi sao cho x+y=2. Tìm giá trị nhỏ nhất của T=\frac{x^2+3y^2}{2xy^2-x^2y^3}

———————————– Hết ———————————–

Gợi ý giải một số bài (Tham khảo)

Bài 1:
Hệ phương trình đã cho \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}a^2-2b-a-8=0 (1) & & \\ b^2-ab+b-12=0(2) & & \end{matrix}\right. a=x+y ; b=xy
0= 2.(1)-(2) = (2a-b-4)(a+b+1)

Bài 2:
(u+\sqrt{u^2+2})(\sqrt{u^2+2}-u)=u^2+2-u^2 =2
Mà theo giả thiết: (u+\sqrt{u^2+2})(v-1+\sqrt{v^2-2v+3}) =2
\Rightarrow v-1+\sqrt{v^2-2v+3}=\sqrt{u^2+2}-u (1)
Tương tự : \sqrt{v^2-2v+3}-v+1=u+\sqrt{u^2+2} (2)
(1)-(2) vế theo vế: u+v=1
Ta có u^3+v^3+3uv=(u+v)(u^2-uv+v^2)+3uv
u^2-uv+v^2+3uv ( vì u+v=1 )
(u+v)^2 =1 (vì u+v=1 )
Vậy u^3+v^3+3uv=1 (đpcm)

Bài 3
a) CD//EF \Rightarrow \Delta EAC,\Delta ADFcân tại C,D Mà 
\Rightarrow \widehat{CGD}+\widehat{CBD}=180^{\circ}
\Rightarrow Tứ giác BCGD nội tiếp
b) Ta có \widehat{ADC}=\widehat{CDG}, \widehat{ACD}=\widehat{GCD}
\Rightarrow \Delta ACD=\Delta GCD (g_c_g)
\Rightarrow AC=GC,AD=GD
\Rightarrow CD là đường trung trực của AG
CD//EF \Rightarrow AG vuông góc EF (1)
AB cắt CD tại I
C/m được I là trung điểm CD
Theo Ta-let, ta có:
\frac{ID}{KA}=\frac{IB}{BA}=\frac{CI}{AH}
\Rightarrow A là trung điểm HK (2)
Từ (1) và (2) \Rightarrow tam giác AHK cân

Bài 4
a) x< y< z\Leftrightarrow \frac{1}{x}> \frac{1}{y}> \frac{1}{z}
\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}< \frac{3}{x}
\Leftrightarrow 3< \frac{3}{x}\Leftrightarrow x< 1\Leftrightarrow \frac{1}{3} < \frac{3}{x}\Leftrightarrow x< 9
\Rightarrow x=\begin{Bmatrix} 1;3;5;7 \end{Bmatrix}
x = 1;3 loại \Rightarrow x=5;7
x = 5 thì \frac{1}{y}+\frac{1}{z}=\frac{2}{15}\Rightarrow y< 15
y = \begin{Bmatrix} 1;3;5;7;9;11;13 \end{Bmatrix}
Thế lại thấy y = 9 \Rightarrow z = 45 (thỏa)
x = 7 thì \frac{1}{y}+\frac{1}{z}=\frac{4}{21}
Giải tương tự được y = 7,z = 21
Vậy phương trình đã cho có 1 nghiệm nguyên dương lẻ thỏa mãn điều kiên x<y (x;y;z) = (5;9;45)

Bài 5
a) Các tứ giác nằm trong đường tròn thì 2 cạnh chéo bé hơn 2 dây kéo dài đến đường tròn nên dễ dàng c/m được các tứ giác nằm trong đường tròn có diện tích bé hơn các tứ giác có các đỉnh nằm trên biên
Gọi tứ giác đó là ABCD, AK,CH vuông góc BD tại K,H
S_{ABCD}=S_{ABD}+S_{BCD}=\frac{1}{2}BD(AK+CH)\leq \frac{1}{2}BD.AC
Mà \frac{1}{2}AC.BD\leq \frac{1}{2}4R^{2}=2R^{2}
dấu bằng xảy ra khi ABCD là hình vuông
b) x2+3y2 \geq 2xy+2y2=2y(x+y)= 4y mà 2xy2-x2y3=xy2(2-xy) đặt a =xy suy ra T\geq 4/(a(2-a)) mà a(2-a) \leq 1 vâỵ minT = 4.dấu bằng xảy ra x = y = 1