SINH VIÊN NGÀNH CNTT “ĐẮT VIỆC” KHI RA TRƯỜNG
Chia sẻ đến
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, cụm từ “Công nghệ thông tin” xuất hiện dày đặc hơn trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Hiểu một cách đơn giản CNTT là ngành liên quan tới thiết bị và máy tính.


Ở đó, các dữ liệu thông tin, phần cứng, phần mềm, giải pháp xử lý thông tin cho cá nhân/tổ chức sẽ được trình bày cụ thể, rõ ràng. Càng sớm làm chủ các công cụ hiện đại này, cá nhân/ tổ chức càng khác biệt. Không ít doanh nghiệp đã phất lên nhanh chóng, tăng doanh thu đột biến nhờ vào tận dụng công nghệ thông tin để truyền thông, làm thương hiệu, đẩy hàng đi.

Hiện nay, ngành CNTT được phân chia thành các chuyên ngành nhỏ sau:

Khoa học máy tính: các kiến thức liên quan tới phần mềm, giúp cá nhân biết quản lý dữ liệu, truyền thông điệp trong thế giới phẳng.
Kỹ thuật máy tính: các kiến thức liên quan tới phần cứng, việc sửa chữa máy tính, nâng cấp đời,…đây là lĩnh vực rất cần thiết, không thể thiếu ở bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào.
Công nghệ phần mềm: chia sẻ các loại phần mềm bảo vệ máy, công cụ hữu ích để quản lý dữ liệu, nhân sự,…
Hệ thống thông tin: cách bảo mật, truyền dữ liệu, sử dụng đám mây điện toán,..
Mạng máy tính và truyền thông: cách sử dụng máy tính để tạo hiệu ứng, làm thương hiệu, tăng tương tác và kết nối.
Sinh viên ngành CNTT “đắt việc” sau khi ra trường

Thống kê mới nhất dự báo, với nhu cầu của xã hội hiện nay, đến năm 2020, nhân lực trong lĩnh vực này mỗi năm tăng khoảng 13%.


Điều này tương đương với việc Việt Nam cần khoảng 1 triệu lao động trong lĩnh vực này. Đặc biệt, những nhân tố giàu kinh nghiệm, có chuyên môn sâu, học các ngành như lập trình viên, an ninh mạng, quản lý dữ liệu, kiểm duyệt chất lượng phần mềm,…sẽ là nơi rất cần những nhân lực giỏi.