Ngành đào tạo: KHOA
HỌC MÔI TRƯỜNG (Environmental Sciences)
Trình độ đào tạo: Đại
học
Thời gian đào tạo: 4
năm
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo cử nhân Khoa học môi trường có năng lực chuyên môn,
phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt.
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức chung về khoa học tự
nhiên, khoa học xã hội, nhân văn, ngoại ngữ, các kiến thức chuyên sâu đa dạng về
khoa học môi trường và các kỹ năng quản lý, nghiên cứu và thực hiện các chương
trình, dự án về bảo vệ môi trường.
Trang bị các kỹ năng phân tích và đánh giá hiện trạng môi
trường các vùng lãnh thổ; đo đạc và phân tích các thông số môi trường; sử dụng
các công cụ tin học, hệ thông tin địa lý và viễn thám trong nghiên cứu môi trường;
đánh giá tác động lên môi trường của các hoạt động kinh tế xã hội; quy hoạch
môi trường, đề xuất các công cụ luật pháp, chính sách và kinh tế cho hoạt động
bảo vệ môi trường; ...
Các sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các trường
đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các cơ quan nghiên cứu,
các cơ quan quản lí, các doanh nghiệp từ Trung ương đến địa phương, các dự
án có liên quan tới quản lý, quy hoạch môi trường, khai thác và sử dụng
tài nguyên thiên nhiên.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Danh mục các học phần bắt buộc
Kiến thức giáo dục đại
cương
|
1
|
Triết học Mác-Lênin
|
10
|
Đại số tuyến tính và hình học giải tích
|
2
|
Kinh tế chính trị Mác-Lênin
|
11
|
Giải tích 1
|
3
|
Chủ nghĩa xã hội khoa học
|
12
|
Giải tích 2
|
4
|
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
|
13
|
Xác suất – Thống kê
|
5
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
14
|
Vật lý đại cương 1
|
6
|
Ngoại ngữ
|
15
|
Vật lý đại cương 2
|
7
|
Giáo dục Thể chất
|
16
|
Thực tập vật lý đại cương
|
8
|
Giáo dục Quốc phòng
|
17
|
Hoá học đại cương
|
9
|
Tin học cơ sở
|
|
|
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
|
a. Kiến thức cơ sở
ngành
|
1
|
Hoá học phân tích
|
5
|
Sinh học đại cương
|
2
|
Thực tập hoá học phân tích
|
6
|
Khoa học Trái đất
|
3
|
Hoá học hữu cơ
|
7
|
Đa dạng sinh học
|
4
|
Hoá học chất keo
|
8
|
Sinh thái học
|
b. Kiến thức
ngành
|
1
|
Khoa học môi trường đại cương
|
5
|
Phân tích môi trường
|
2
|
Toán ứng dụng trong môi trường
|
6
|
Qui hoạch môi trường
|
3
|
Hoá môi trường
|
7
|
Độc học môi trường
|
4
|
Công nghệ môi trường
|
|
|
c. Kiến thức bổ trợ
|
1
|
Kinh tế môi trường
|
3
|
Quản lí môi trường
|
2
|
Đánh giá môi trường
|
|
|
Nội
dung các học phần bắt buộc (Phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)
Hóa học phân tích
Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về các loại phản ứng
được ứng dụng trong hoá phân tích, cơ sở lí thuyết chung và các phương pháp định
lượng hoá học.
Nội dung chính của học phần gồm: dung dịch chất điện
li và cân bằng hoá học, phản ứng axit-bazơ, phản ứng tạo phức, phản ứng kết tủa,
phản ứng oxi hóa khử, phương pháp phân tích khối lượng và phương pháp phân tích
thể tích, phương pháp chuẩn độ axit-bazơ, phương pháp chuẩn độ phức chất,
phương pháp chuẩn độ kết tủa, phương pháp chuẩn độ oxi hóa khử, sai
số trong phân tích và cách đánh giá.
Một số khái niệm cơ bản ban đầu về phương pháp phân tích
công cụ: phương pháp phân tích quang học, điện hoá, phương pháp phân tích sắc
kí, sắc kí khí, sắc kí lỏng độ phân giải cao, sắc kí điện di mao quản, phương
pháp tách chiết lỏng, chất pha rắn.
Thực tập hóa học phân tích
Rèn luyện kĩ năng thực hành, thực nghiệm, củng cố kiến thức
đã được học. Biết cách tiến hành phân tích các mẫu thực tế.
Nội dung của học phần bao gồm:
Phương pháp chuẩn bị dung dịch có nồng độ xác định, phương
pháp chuẩn độ axit-bazơ, chuẩn độ đơn axit- đơn bazơ, chuẩn độ đơn bazơ, đa ba
zơ;
Phương pháp chuẩn độ Complexon xác định các ion kim loại
trong dung dịch; Phương pháp đo bạc xác định các ion halogenua; Phương pháp chuẩn
độ oxi hoá khử: phương pháp permanganat, phương pháp đicromat, phương pháp
iot- thiosunfat, phương pháp bromat.
Hoá học hữu cơ
Trang bị cho sinh viên một số kiến thức cơ sở về hoá hữu cơ
liên quan đến các lĩnh vực dầu khí, môi trường và thổ nhưỡng.
Nội dung chủ yếu của học phần gồm : những kiến thức đại
cương về hoá hữu cơ (hoá học hữu cơ và chất hữu cơ, cấu trúc phân tử hợp chất hữu
cơ, bản chất liên kết hoá học, đồng phân không gian, các hiệu ứng và
phản ứng hữu cơ, ...); hidrocacbon (hidrocacbon no, hidrocacbon không no); dẫn
xuất của hidrocacbon (dẫn xuất halogen, hợp chất cơ magiê, Ancohol- Phenol,
Anđehit - Xeton, Axít cacboxylic và dẫn xuất, Lipit, Amin).
Hoá học chất keo
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về hoá lý
các hệ phân tán cao. Nội dung chủ yếu của học phần gồm : khái quát về đối tượng
nghiên cứu của hoá keo, dung dịch keo và phân loại, điều chế dung dịch keo, các
hiện tượng bề mặt, tính chất của các hệ keo, các hệ keo trong môi trường tự
nhiên.
Sinh học đại cương
Cung cấp những kiến thức cơ bản cần thiết về sinh học để
giúp sinh viên học tập các học phần về thiên nhiên. Nội dung chủ yếu của học phần
gồm: các kiến thức về tế bào và cơ sở di truyền học, sinh học thực vật, sinh học
động vật, nguồn gốc sự sống và các giới sinh vật, quan hệ sinh vật với môi trường.
Khoa học Trái đất
Học phần đề cập đến: Các khái niệm chung về Khoa học Trái đất;
Tổng quan về Trái đất như : vị trí của Trái đất trong Hệ mặt trời, hình dạng
bên ngoài của Trái đất, các tính chất vật lý và hoá học, cấu tạo nguồn gốc và
tuổi của Trái Đất; Khái niệm về Thạch quyển, thành phần vật chất của Thạch quyển,
tuổi của các thành tạo địa chất và các quá trình địa chất nội sinh; Khái niệm về
Thuỷ quyển, các biển và các đại dương, hoạt động địa chất của Thuỷ quyển và nguồn
gốc của Thuỷ quyển; Khí quyển, cấu trúc của Khí quyển, các hoạt động địa chất của
Khí quyển, nguồn gốc của Khí quyển; Sinh quyển, các khái niệm về Sinh quyển,
tác dụng địa chất của Sinh quyển và tài nguyên sinh vật; Địa hình bề mặt Trái đất
và thổ nhưỡng, địa hình trên đại lục, địa hình đáy biển và đại dương; Khái niệm
về thổ nhưỡng, quá trình hình thành đất và quy luật phân bố.
Đa dạng sinh học
Học phần trình bày một trong những đặc trưng cấu thành và
duy trì chất lượng môi trường sống của Trái đất: đa dạng sinh học; cung cấp cho
sinh viên kiến thức để hiểu biết về sự đa dạng và phức tạp của môi trường sống
trên Trái đất, sự cần thiết duy trì đa dạng sinh học và các hành động của con
người nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học của Trái đất. Nội dung chủ
yếu của học phần bao gồm :
- Khái quát về đa dạng sinh học, gien và đa dạng gien, đa dạng
loài..
- Hệ sinh thái và đa dạng hệ sinh thái.
- Giá trị đa dạng sinh học.
- Bảo tồn đa dạng sinh học.
- Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.
Sinh thái học
Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức về quy luật
sinh thái, mối quan hệ sinh vật và môi trường. Nội dung của học phần bao gồm :
hệ sinh thái, các chu trình dinh dưỡng, năng suất sinh học của hệ sinh thái, diễn
thế sinh thái, các nhân tố môi trường, sinh thái quần thể, tiến hoá sinh học,
chiến lược cuộc sống của các loài, di cư và phân bố các loài sinh vật, các hệ
sinh thái tự nhiên trên Trái đất, nhân tố sinh thái con người, các hệ sinh thái
chọn lọc ở Việt Nam, hướng dẫn thực tập thực địa môn học.
Khoa học môi trường đại
cương
Học phần mang ý nghĩa nhập môn của ngành, trình bày các khái
niệm về môi trường, khoa học môi trường cũng như những kiến thức cơ sở của
ngành khoa học môi trường như :
Các khái niệm cơ bản về môi trường và khoa học môi trường:
khái niệm môi trường và thành phần môi trường, khoa học môi trường, các chức
năng chủ yếu của môi trường, các vấn đề môi trường toàn cầu, ...
Các thành phần cơ bản môi trường: Thạch quyển, Khí quyển,
Thuỷ quyển, Sinh quyển và mối quan hệ giữa các quyển trên trong việc duy trì
môi trường Trái đất.
Các dạng tài nguyên thiên nhiên: nước, đất, rừng, khoáng sản,
năng lượng, tài nguyên biển, khí hậu cảnh quan.
Các vấn đề nền tảng về môi trường và phát triển: dân số,
năng lượng, lương thực-thực phẩm, phát triển bền vững.
Toán ứng dụng trong môi trường
Học phần trình bày những kiến thức về toán học và vật lý được
ứng dụng trong nghiên cứu môi trường với các nội dung chính gồm :
Lý thuyết trường vectơ;
Các phương pháp vật lý- toán mô tả chuyển động tầng và rối
trong môi trường làm cơ sở cho việc đánh giá, dự báo sự lan truyền và khuyếch
tán các chất ô nhiễm;
Ứng dụng cơ sở lý thuyết hàm ngẫu nhiên trong đánh giá tính
khả biến, nội ngoại suy không gian và thời gian, phân tích xử lý số liệu của
các yếu tố môi trường.
Hoá môi trường
Học phần trình bày các đặc trưng hoá học của môi trường, sự
phát sinh và hành vi của các chất ô nhiễm trong môi trường Trái đất,
cũng như tác động của chất ô nhiễm và biện pháp xử lý. Nội dung cụ thể của học
phần gồm: những khái niệm cơ bản về hoá môi trường, cấu trúc phân lớp môi
trường và đặc tính của nó, các nguồn phát thải chất ô nhiễm và phân loại chất ô
nhiễm, chất phóng xạ trong môi trường và ảnh hưởng của nó, độc chất học môi trường,
một số phương pháp phân tích sử dụng trong nghiên cứu môi trường.
Kinh tế môi trường
Học phần trình bày các nguyên lý và phương pháp kinh tế thị
trường áp dụng trong phân tích và đánh giá các giá trị tài nguyên thiên nhiên,
dự án phát triển và các vấn đề môi trường. Nội dung chủ yếu của học
phần gồm : đối tượng và nội dung nghiên cứu của kinh tế môi trường, các nguyên
lý phát triển bền vững kinh tế xã hội, kinh tế ô nhiễm môi trường, kinh tế tài
nguyên thiên nhiên, định giá hàng hoá và dịch vụ phi thị trường, phân tích chi
phí lợi ích, kinh tế môi trường trong thực tiễn.
Công nghệ môi trường
Học phần trình bày các nguyên tắc và biện pháp công nghệ hoá
học, vật lý, sinh học và các biện pháp khác để xử lý và giảm thiểu chất ô nhiễm
rắn, lỏng, khí phát sinh trong hoạt động kinh tế và xã hội của con người. Nội
dung chủ yếu của học phần gồm : công nghệ xử lý nước cấp và nước thải, công nghệ
xử lý bụi và khí thải, công nghệ xử lý rác thải, sản xuất sạch hơn và hướng dẫn
thực hiện các bài thực hành trên hiện trường.
Phân tích môi trường
Học phần trình bày các kỹ thuật và phương pháp đo đạc, phân
tích định lượng chất lượng các thành phần môi trường, nồng độ chất ô nhiễm
đang được áp dụng trong nghiên cứu môi trường ở các nước trên Thế giới. Nội
dung chủ yếu của học phần gồm : khái quát về các nội dung phân tích môi trường,
độ chính xác và độ tin cậy của phép phân tích, các phương pháp phân tích trắc
quang, phương pháp điện hoá, các phương pháp phân tích sắc khí, phương pháp khối
phổ, phân tích nước, phân tích khí, phân tích đất và trầm tích.
Đánh giá môi trường
Học phần trình bày các nguyên tắc, thủ tục, phương pháp đánh
giá hiện trạng môi trường khu vực, đánh giá tác động môi trường đối với các dự
án, đánh giá chiến lược môi trường đối với các kế hoạch và quy hoạch phát triển
kinh tế xã hội. Nội dung chủ yếu của học phần gồm: các vấn đề chung về
đánh giá môi trường, các quan điểm và nguyên tắc tiến hành đánh giá môi trường,
khuôn khổ thể chế và chính sách trong đánh giá môi trường, quá trình thực hiện
đánh giá môi trường, các sử dụng trong đánh giá môi trường, một số hướng dẫn
đánh giá môi trường mẫu.
Quản lý môi trường
Học phần trình bày các nguyên tắc, phương pháp và công cụ luật
pháp, chính sách, kinh tế, xã hội, kỹ thuật, công nghệ quản lý chất lượng các thành
phần cơ bản của môi trường, quản lý môi trường trong các ngành kinh
tế và các hệ sinh thái, nhằm mục đích phát triển bền vững quốc gia và địa
phương. Nội dung cụ thể của học phần gồm : khái niệm chung về quản
lý môi trường, quản lý hành chính nhà nước về môi trường, các công cụ nghiên cứu
và dự báo trong môi trường, các công cụ kinh tế môi trường, các công cụ luật
pháp trong quản lý môi trường, các công cụ truyền thông và giáo dục môi trường,
quản lý các thành phần môi trường, quản lý môi trường trong các ngành kinh tế,
quản lý môi trường đối với các hệ sinh thái.
Quy hoạch môi trường
Học phần trình bày các khái niệm quy hoạch và quy hoạch môi
trường, trình tự và các bước cơ bản trong quy hoạch môi trường; các phương pháp
và công cụ thực hiện quy hoạch môi trường; các nội dung cơ bản trong quy hoạch
sử dụng đất, quy hoạch quản lý chất lượng môi trường, quy hoạch môi trường khu
vực đô thị và các khu công nghiệp.
Độc học môi trường
Học phần trình bày các khái niệm về độc chất đối với môi trường
và con người, các phương thức và cơ chế lan truyền độc chất trong các thành phần
môi trường, sự thâm nhập độc chất vào cơ thể sinh vật và con người, ảnh hưởng
và tác động của độc chất môi trường tới sức khoẻ con người.
|