THÔNG TIN CHI TIẾT
8 câu hỏi và trả lời môn hành chính phát triển và chính phủ điện tử  Cập nhật :9/10/2013  

Câu 1: Hãy phân tích 1 trong số những ưu điểm của HCPT mà anh chị tâm đắc nhất. Vì sao? Theo anh chị, mức độ áp dụng của ưu điểm này trong hoàn cảnh cụ thể của CQ anh chị đang công tác?

Mô hình HCTT theo học thuyết của Max Weber mang nặng tính quan liêu và sử dụng quyền lực để cai trị ngày càng tỏ ra không thích hợp với xu thế phát triển XH hiện đại ngày nay khi trình độ phát triển dân trí ngày 1 cao, những đòi hỏi mở rộng dân chủ ngày càng trở nên cấp bách; những thành tựu về KH và công nghệ tin học đã tác động mạnh mẽ đến quá trình quản lý; KTTT ngày càng mở rộng và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã dẫn đến những yêu cầu cấp bách cần phải cải cách nền hành chính, xây dựng 1 nền hành chính hiện đại, hỗ trợ cho sự phát triển của KT – XH từ 1 nền hành chính truyền thống.

So với mô hình HCTT, Mô hình HCPT có các ưu điểm sau:

1- Hiệu quả của hoạt động quản lý

2- Phân quyền

3- Phi quy chế hóa

4- Áp dụng 1 số yếu tố của cơ chế thị trường vào hoạt động quản lý

5- Gắn bó với chính trị, với Chính phủ, nhà nước và nền HCNN

6- XHH, tư nhân hóa 1 phần các hoạt động của nhà nước trên cơ sở thực hiện được các mục tiêu và PL nhà nước (luật công), đặc biệt là các DV công

7- HCC không tách khỏi HC tư và vận dụng nhiều phương pháp quản lý DN vào các thực tiễn hoạt động của mình

8- Xu hướng quốc tế hóa

Theo tôi, 1 trong những ưu điểm của HCPT mà tôi tâm đắc nhất là HCPT vận dụng 1 số yếu tố của cơ chế thị trường vào hoạt động QL của nền hành chính. So với HCTT xem vai trò của nhà nước là cai trị, nền kinh tế thị trường đặt vấn đề tư duy lại vai trò của nhà nước với tư cách là người phục vụ. CD không còn là người đi cầu xin nhà nước ban cho DV này nọ, mà họ là khách hàng của nhà nước, có quyền yêu cầu, đòi hỏi được phục vụ. Trong bộ máy nhà nước, hệ thống HCNN là bộ máy trực tiếp thực thi quyền hành pháp, là chiếc cầu nối giữa Nhà nước với công dân, trực tiếp thực hiện chức năng quản lý công việc công hàng ngày của nhà nước. Cải cách hành chính cũng chính là cải cách phương thức phục vụ dân, nhằm tôn trọng và đề cao quyền công dân trong 1 XH dân chủ. Từ mối quan hệ Nhà nước – công dân chuyển sang mối quan hệ thị trường – khách hàng, chất lượng hoạt động quản lý nhà nước đã thay đổi về cơ bản:

·         Phải nghiên cứu, dự đoán xu hướng phát triển của thị trường để có chiến lược quản lý tối ưu

·         Thay đổi thái độ phục vụ: từ ban ơn sang phục vụ

·         Cam kết về chất lượng DV và trách nhiệm thực thi công vụ

·         Đánh giá kết quả hoạt động bằng hiệu quả, lượng hoá, so sánh kết quả/chi phí

·         Huy động sự tham gia của XH vào quá trình xây dựng chính sách

·         Tạo sự cạnh tranh trong đội ngũ công chức; trong nội bộ tổ chức và ngoài XH là động lực thúc đẩy công chức HCNN và CQ HCNN phải nỗ lực tự hoàn thiện bản thân để có thể phục vụ XH tốt nhất.

Liên hệ thực tế

Câu 2: So sánh và nhận xét hai cách tiếp cận “Chú trọng vào các yếu tố đầu ra” với “Chú trọng vào các yếu tố đầu vào”. Liên hệ thực tế CQ anh chị đang công tác để minh họa.

Những vấn đề yếu kém của nền HCTT bộc lộ trong những năm gần đây khiến người ta chú ý đến kết quả hoạt động của nền HCC, bao gồm: tình trạng bất mãn của dân chúng trước sự thiếu tận tình của đội ngũ viên chức CP, sự quan liêu, kém hiệu quả của BMNN, sự biến chất của 1 bộ phận CBCC, việc sử dụng không hiệu quả ngân sách nhà nước thông qua sự thất bại, thất thoát của các dự án do nhà nước đầu tư,…Cải cách HC là nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và phương pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương thức hành chính mới trong lĩnh vực quản lý của BM HCNN.

Hướng đến kết quả hoạt động của HCC theo cách tiếp cận “chú trọng vào các yếu tố đầu vào” và “chú trọng vào các yếu tố đầu ra” có thể tóm tắt như sau:

- Đầu ra chính là bản thân DV được cung cấp. Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động tương ứng với đầu ra là tính hiệu quả, nghĩa là giảm thiểu tổng chi phí đầu vào đối với 1 đơn vị đầu ra (hoặc tối đa hóa số lượng đầu ra tương ứng với tổng chi phí đầu vào xác định.). Để đạt hiệu quả ở đầu ra, cần phải thay đổi đầu vào, tức là nhà nước không cần tham gia giải quyết tất cả mọi vấn đề của đời sống KT – XH mà để cho XH làm có sự điều tiết của Nhà nước. Mô hình hành chính phát triển nhấn mạnh hiệu quả của hoạt động quản lý, tức là chú trọng vào các yếu tố đầu ra – kết quả cuối cùng. 

- Đầu vào: là các nguồn lực được sử dụng để tạo nên DV – chẳng hạn, cảnh sát, nhà tù, tài nguyên,… Giá trị XH của đầu vào được tính bằng chi phí đầu vào. Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động đầu vào là tính kinh tế, như việc mua sắm kịp thời các khoản đầu vào có chất lượng tốt với chi phí thấp nhất. So với HCPT, hành chính truyền thống chú trọng vào các yếu tố đầu vào và sự kiểm soát tiến trình. 

Nhận xét: 

Việc quên đi mục đích thực sự khi chi tiêu các khoản tiền thu được từ người dân cuối cùng cũng hình thành nên nếp VH nhằm vào phương tiện hơn là hướng đến mục đích, không đếm xỉa đến công chúng, với tâm lý quan liêu đã ăn sâu cho rằng việc hình thành các biện pháp kiểm soát chặt chẽ và nhất quán nội tại đã là thành công, mà không thèm để ý liệu các biện pháp đó có cần thiết và thậm chí là có ích hay không trong việc thực thi các chức năng thuộc chính phủ. Đây là tình trạng phổ biến trong nền HCTT. Quá chú trọng vào các yếu tố đầu vào và kiểm soát tiến trình (quy trình hợp lý) mà quên đi tính chính trực của hệ thống và đội ngũ VC chính phủ đã trở thành nguy cơ thực tế và gây ra những thiệt hại nghiêm trọng như tạo nên tham nhũng và ảnh hưởng đến lòng tin vào chính quyền.

Tiếp cận kết quả hoạt động HCC theo đầu ra, vì mục tiêu phải đạt là hiệu quả của hoạt động quản lý, các nhà HC không quan tâm nhiều đến chu trình, phương pháp, mà quan tâm trước hết đến mục đích có đạt được hay không, cụ thể là hiệu quả đo đếm được, bằng 1 hệ thống chỉ tiêu đánh giá, lượng hóa, so sánh kết quả/ chi phí. Nếu như trong HCTT, các nhà HC chủ yếu là làm nhiệm vụ thi hành mệnh lệnh và làm theo các quy tắc có sẵn, thì với tư cách là nhà quản lý, họ phải tính toán, dự đoán, sáng tạo, năng động để đạt được mục tiêu. sự hài lòng của XH đối với các DV mà HCC mang lại là mục tiêu, kết quả cuối cùng của HCPT. Kết quả là mục đích đạt được bằng việc tạo ra DV – vd, giảm bớt tội phạm. Giá trị XH của kết quả thật khó đánh giá, trừ khi được biểu hiện bằng phản ứng của công chúng. Tương ứng với kết quả là tính hiệu lực, tức là tối đa hóa kết quả torng mối liên hệ với đầu ra được tạo ra. 

Tiếp cận theo đầu vào hay đầu ra, nói chung đều phải hướng đến hiệu quả hoạt động của nền HC. Theo tôi nên kết hợp 2 cách tiếp cận này trong đánh giá, lượng giá kết quả hoạt động HCC. Thực tế đã chứng minh bằng những khuyết tật của nền HCTT khi chỉ chú trọng vào đầu vào. Đối với nền HCPT, đầu ra không tách rời yếu tố đầu vào, mà nó chỉ thay đổi đầu vào để tăng hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nền HCNN.
Liên hệ thực tế 

Câu 3: Bằng tư duy của HCPT, hãy phân tích và tìm ra 3 nguyên nhân làm cho BM HCNN cồng kềnh, quan liêu và kém hiệu quả?
Mô hình HCTT theo học thuyết của Max Weber mang nặng tính quan liêu và sử dụng quyền lực để cai trị ngày càng tỏ ra không thích hợp với xu thế phát triển XH hiện đại ngày nay khi trình độ phát triển dân trí ngày 1 cao, những đòi hỏi mở rộng dân chủ ngày càng trở nên cấp bách; những thành tựu về KH và công nghệ tin học đã tác động mạnh mẽ đến quá trình quản lý; KTTT ngày càng mở rộng và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã dẫn đến những yêu cầu cấp bách cần phải cải cách nền hành chính, xây dựng 1 nền hành chính hiện đại, hỗ trợ cho sự phát triển của KT – XH từ 1 nền hành chính truyền thống.

So với mô hình HCTT, Mô hình HCPT có các ưu điểm sau:
1- Hiệu quả của hoạt động quản lý
2- Phân quyền
3- Phi quy chế hóa
4- Áp dụng 1 số yếu tố của cơ chế thị trường vào hoạt động quản lý
5- Gắn bó với chính trị, với Chính phủ, nhà nước và nền HCNN
6- XHH, tư nhân hóa 1 phần các hoạt động của nhà nước trên cơ sở thực hiện được các mục tiêu và PL nhà nước (luật công), đặc biệt là các DV công
7- HCC không tách khỏi HC tư và vận dụng nhiều phương pháp quản lý DN vào các thực tiễn hoạt động của mình
8- Xu hướng quốc tế hóa.

Nền kinh tế thị trường đã đặt vấn đề tư duy lại vai trò của nhà nước với tư cách là nhà quản lý. CD không còn là người đi cầu xin nhà nước ban cho DV này nọ, mà họ là khách hàng của nhà nước, có quyền yêu cầu, đòi hỏi được phục vụ. Trong bộ máy nhà nước, hệ thống HCNN là bộ máy trực tiếp thực thi quyền hành pháp, là chiếc cầu nối giữa Nhà nước với công dân, trực tiếp thực hiện chức năng quản lý công việc công hàng ngày của nhà nước. Cải cách hành chính cũng chính là cải cách phương thức phục vụ dân, nhằm tôn trọng và đề cao quyền công dân trong 1 XH dân chủ. Từ mối quan hệ Nhà nước – công dân chuyển sang mối quan hệ thị trường – khách hàng, chất lượng hoạt động quản lý nhà nước đã thay đổi về cơ bản.

·         Phải nghiên cứu, dự đoán xu hướng phát triển của thị trường để có chiến lược quản lý tối ưu

·         Thay đổi thái độ phục vụ: từ ban ơn sang phục vụ

·         Cam kết về chất lượng DV và trách nhiệm thực thi công vụ

·         Đánh giá kết quả hoạt động bằng hiệu quả, lượng hoá, so sánh kết quả/chi phí

·         Huy động sự tham gia của XH vào quá trình xây dựng chính sách

·         Tạo sự cạnh tranh trong đội ngũ công chức; trong nội bộ tổ chức và ngoài XH là động lực thúc đẩy công chức HCNN và CQ HCNN phải nỗ lực tự hoàn thiện bản thân để có thể phục vụ XH tốt nhất.

Từ những ưu điểm của mô hình HCPT, có thể rút ra một số nguyên nhân sau đây làm cho BM HCNN cồng kềnh, quan liêu và kém hiệu quả:

1.    Quá chú trọng quản lý đầu vào bằng 1 hệ thống quy định, thủ tục chặt chẽ, phức tạp chứ chưa hướng đến hiệu quả của hoạt động hành chính

2.    Nhà nước ôm đồm quản lý mọi lĩnh vực, để thực hiện đầy đủ các chức năng này, BMNN, mà cụ thể là BM HCNN ngày càng phình to thêm

3.    Không đặt hoạt động quản lý vào môi trường có tính cạnh tranh cao

Câu 4: Phân tích 3 điểm khác biệt cơ bản giữa 2 mô hình lý thuyết HCTT và HCPT?
Mô hình HCTT theo học thuyết của Max Weber mang nặng tính quan liêu và sử dụng quyền lực để cai trị ngày càng tỏ ra không thích hợp với xu thế phát triển XH hiện đại ngày nay khi trình độ phát triển dân trí ngày 1 cao, những đòi hỏi mở rộng dân chủ ngày càng trở nên cấp bách; những thành tựu về KH và công nghệ tin học đã tác động mạnh mẽ đến quá trình quản lý; KTTT ngày càng mở rộng và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã dẫn đến những yêu cầu cấp bách cần phải cải cách nền hành chính, xây dựng 1 nền hành chính hiện đại, hỗ trợ cho sự phát triển của KT – XH từ 1 nền hành chính truyền thống.

Có thể thấy một số khác biệt cơ bản của 2 mô hình HCPT và HCTT qua cách tiếp cận quản lý công/ quản lý công mới hướng đến kết quả của hoạt động quản lý như sau

1- Trong khi HCTT chú trọng vào các yếu tố đầu vào thì HCPT, ngược lại, chú trọng vào các yếu tố đầu ra.

Mô hình hành chính phát triển nhấn mạnh hiệu quả của hoạt động quản lý, tức là chú trọng vào các yếu tố đầu ra – kết quả cuối cùng. Để đạt hiệu quả ở đầu ra, cần phải thay đổi đầu vào, tức là nhà nước không cần tham gia giải quyết tất cả mọi vấn đề của đời sống KT – XH mà để cho XH làm có sự điều tiết của Nhà nước. Với tư cách là nhà quản lý, các nhà HC phải tính toán, dự đoán, sáng tạo, năng động để đạt được mục tiêu. Vì mục tiêu phải đạt là hiệu quả của hoạt động quản lý, các nhà HC không quan tâm nhiều đến chu trình, phương pháp, mà quan tâm trước hết đến mục đích có đạt được hay không, cụ thể là hiệu quả đo đếm được, bằng 1 hệ thống chỉ tiêu đánh giá, lượng hóa, so sánh kết quả/ chi phí.

So với HCPT, hành chính truyền thống chú trọng vào các yếu tố đầu vào và sự kiểm soát tiến trình. Nhà nước ôm đồm quản lý mọi lĩnh vực KT – VH – XH. Để thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý, cơ cấu bộ máy của BMNN, mà cụ thể là BM HCNN - cơ quan đại diện của nhà nước trực tiếp giải quyết những vấn đề của XH – CD - ngày càng phình to thêm. Đi cùng với nó là việc thiết lập 1 hệ thống luật lệ, các quy định chặt chẽ, phức tạp đảm bảo cho quá trình thực hiện, giám sát, kiểm soát. Tuy nhiên, hệ thống các quy định do nhà nước thiết lập lại quá nặng nề, phức tạp. Các công dân và ngay chính bản thân các nhà hành chính cũng khó nắm bắt hết các quy định lập ra. Điều đó còn đưa đến sự kém năng động, cứng nhắc trong nền hành chính và thiếu trách nhiệm cá nhân. Nếu như trong HCTT, 

2- Trong khi HCTT chú trọng vào hiệu lực vào thì HCPT, ngược lại, chú trọng vào hiệu quả. Như đã nêu trên, từ tiếp cận quản lý khác nhau dẫn đến các cách thức, phương pháp hành động khác nhau torng hoạt động quản lý nhà nước. Mô hình hành chính phát triển nhấn mạnh hiệu quả của hoạt động quản lý, tức là chú trọng vào các yếu tố đầu ra – kết quả cuối cùng. Còn hành chính truyền thống chú trọng vào hiệu lực của quá trình quản lý, tương ứng với sự kiểm soát tiến trình quản lý và các yếu tố đầu vào.

3- Xác định vai trò của nhà nước trong quản lý: So với HCTT xem vai trò của nhà nước là cai trị, nền kinh tế thị trường đặt vấn đề tư duy lại vai trò của nhà nước với tư cách là người phục vụ. CD không còn là người đi cầu xin nhà nước ban cho DV này nọ, mà họ là khách hàng của nhà nước, có quyền yêu cầu, đòi hỏi được phục vụ. Trong bộ máy nhà nước, hệ thống HCNN là bộ máy trực tiếp thực thi quyền hành pháp, là chiếc cầu nối giữa Nhà nước với công dân, trực tiếp thực hiện chức năng quản lý công việc công hàng ngày của nhà nước. Cải cách hành chính cũng chính là cải cách phương thức phục vụ dân, nhằm tôn trọng và đề cao quyền công dân trong 1 XH dân chủ. Nền HCTT chuyển từ cai trị sang HC phục vụ.

Câu 5: So sánh và nhận xét hai các tiếp cận “Chú trọng vào hiệu lực” với “Chú trọng vào hiệu quả”. Liên hệ thực tế CQ anh chị đang công tác để minh họa.

Những vấn đề yếu kém của nền HCTT bộc lộ trong những năm gần đây khiến người ta chú ý đến kết quả hoạt động của nền HCC, bao gồm: tình trạng bất mãn của dân chúng trước sự thiếu tận tình của đội ngũ viên chức CP, sự quan liêu, kém hiệu quả của BMNN, sự biến chất của 1 bộ phận CBCC, việc sử dụng không hiệu quả ngân sách nhà nước thông qua sự thất bại, thất thoát của các dự án do nhà nước đầu tư,…Cải cách HC là nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và phương pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương thức hành chính mới trong lĩnh vực quản lý của BM HCNN.

Hướng đến kết quả hoạt động của HCC theo cách tiếp cận “chú trọng vào hiệu lực” và “chú trọng vào hiệu quả” có thể tóm tắt như sau:

- Hiệu lực chỉ có thể đo được bằng kết quả. Kết quả là mục đích đạt được bằng việc tạo ra DV – vd, giảm bớt tội phạm. Giá trị XH của kết quả thật khó đánh giá, trừ khi được biểu hiện bằng phản ứng của công chúng. Tương ứng với kết quả là tính hiệu lực, tức là tối đa hóa kết quả trong mối liên hệ với đầu ra được tạo ra.

- Đầu ra chính là bản thân DV được cung cấp. Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động tương ứng với đầu ra là tính hiệu quả, nghĩa là giảm thiểu tổng chi phí đầu vào đối với 1 đơn vị đầu ra (hoặc tối đa hóa số lượng đầu ra tương ứng với tổng chi phí đầu vào xác định.). Để đạt hiệu quả ở đầu ra, cần phải thay đổi đầu vào, tức là nhà nước không cần tham gia giải quyết tất cả mọi vấn đề của đời sống KT – XH mà để cho XH làm có sự điều tiết của Nhà nước. Mô hình hành chính phát triển nhấn mạnh hiệu quả của hoạt động quản lý, tức là chú trọng vào các yếu tố đầu ra – kết quả cuối cùng. 

Nhận xét: 
Việc quên đi mục đích thực sự khi chi tiêu các khoản tiền thu được từ người dân cuối cùng cũng hình thành nên nếp VH nhằm vào phương tiện hơn là hướng đến mục đích, không đếm xỉa đến công chúng, với tâm lý quan liêu đã ăn sâu cho rằng việc hình thành các biện pháp kiểm soát chặt chẽ và nhất quán nội tại đã là thành công, mà không thèm để ý liệu các biện pháp đó có cần thiết và thậm chí là có ích hay không trong việc thực thi các chức năng thuộc chính phủ. Đây là tình trạng phổ biến trong nền HCTT. Quá chú trọng vào các yếu tố đầu vào và kiểm soát tiến trình (quy trình hợp lý) mà quên đi tính chính trực của hệ thống và đội ngũ VC chính phủ đã trở thành nguy cơ thực tế và gây ra những thiệt hại nghiêm trọng như tạo nên tham nhũng và ảnh hưởng đến lòng tin vào chính quyền. Trong nền HCTT, rỏ ràng, hiệu lực của hoạt động HCC được hiểu là bằng mọi giá đạt được sự kiểm soát chặt chẽ và nhất quán nội tại, tức là huy động các CQNN để QL mà không hiệu quả.

Tiếp cận kết quả hoạt động HCC theo tính hiệu quả, vì mục tiêu phải đạt là hiệu quả của hoạt động quản lý, các nhà HC không quan tâm nhiều đến chu trình, phương pháp, mà quan tâm trước hết đến mục đích có đạt được hay không, cụ thể là hiệu quả đo đếm được, bằng 1 hệ thống chỉ tiêu đánh giá, lượng hóa, so sánh kết quả/ chi phí. Nếu như trong HCTT, các nhà HC chủ yếu là làm nhiệm vụ thi hành mệnh lệnh và làm theo các quy tắc có sẵn, thì với tư cách là nhà quản lý, họ phải tính toán, dự đoán, sáng tạo, năng động để đạt được mục tiêu. sự hài lòng của XH đối với các DV mà HCC mang lại là mục tiêu, kết quả cuối cùng của HCPT. Tương ứng với kết quả là tính hiệu lực, tức là tối đa hóa kết quả torng mối liên hệ với đầu ra được tạo ra. 
Liên hệ thực tế 

Câu 6 – 7 – 8. Anh chị biết gì về CPĐT? Lợi ích mà CPĐT đem lại trong mối quan hệ giữa CP – các DN là gì? Tại sao? Anh chị biết gì về các loại DV hiện nay của CPĐT? Theo anh chị, những khó khăn trong việc xây dựng CPĐT hiện nay ở VN là gì? Tại sao? Theo anh chị, thách thức lớn nhất trong việc xây dựng CPĐT ở VN hiện nay là gì? Tại sao?

1- Chính phủ điện tử 

Chính phủ điện tử (CPĐT; e-Government) là tên gọi của một chính phủ mà mọi hoạt động của nhà nước được “điện tử hoá”, “mạng hoá” .Tuy nhiên, CPĐT không đơn thuần là máy tính, mạng internet, mà là sự đổi mới toàn diện các quan hệ (đặc biệt là các quan hệ giữa nhà nước và công dân), các nguồn lực, các quy trình, phương thức hoạt động và bản thân nội dung các hoạt động của chính phủ, và ngay cả các quan niệm về các hoạt động đó…

Mặc dù còn có những quan niệm khác nhau, song có thể hiểu một cách đơn giản: CPĐT là sự ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông để các cơ quan chính phủ đổi mới, làm việc hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ của mình trong việc tham gia quản lý nhà nước. Nói cách ngắn gọn, CPĐT là chính phủ hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ tốt hơn trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông.

CPĐT với các đặc trưng:

·         Thứ nhất, CPĐT đã đưa chính phủ tới gần dân và đưa dân tới gần chính phủ.

·         Thứ hai, CPĐT làm minh bạch hoá hoạt động của chính phủ, chống tham nhũng, quan liêu, độc quyền

·         Thứ ba, CPĐT giúp chính phủ hoạt động có hiệu quả trong quản lý và phục vụ dân (cải cách hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ công)

2- Các loại DV hiện nay của CPĐT
Bốn loại DV của CPĐT là:

·         CP – CD (G2C): bao gồm việc phổ biến thông tin cho công chúng; cung cấp các DV cơ bản cho CD như cấp và đổi mới giấy phép

·         CP m- DN (G2B)

·         CP – NLĐ (G2E)

·         CP – CP (G2G)

3- Thách thức lớn nhất khi XD XPĐT ở VN hiện nay

Xây dựng chính phủ điện tử là tất yếu. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, Việt Nam đã gặp phải không ít khó khăn và thất bại, điển hình là thất bại của Đề án 112 tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2005. Đề án 112 đã đặt ra mục tiêu rộng lớn nhưng được điều hành và thực thi bởi một lực lượng nhỏ, chủ yếu là chuyên gia công nghệ kiêm nhiệm, không tương xứng về quy mô và vị thế. Vì vậy, hầu hết các dự án mới chỉ dừng lại ở nội dung mang tính công nghệ và chủ yếu trong phạm vi hệ thống các văn phòng của các Bộ, ngành và UBND tỉnh, thành phố. Các dự án liên quan đến dịch vụ công phục vụ người dân, xây dựng hạ tầng và hệ thống an toàn bảo mật thông tin hầu như chưa triển khai, đến nay, tại TP.HCM, hầu hết các Sở, ban ngành đều có mạng LAN nhưng hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Biểu hiện lớn nhất là hiện nay, trên 50% Bộ, ngành và hơn 80% tỉnh, thành phố trực thuộc đã có website cung cấp thông tin về các quy định, thủ tục hành chính, chính sách... Tuy nhiên, các dịch vụ trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp - vốn là nội dung cơ bản của Chính phủ điện tử lại đang ở giai đoạn khởi động, chưa có dịch vụ trực tuyến hoàn toàn
Vậy thách thức nào đặt ra cho chúng ta để xây dựng một CPĐT thực sự hữu ích cho cả công dân và nhà nước?

Theo tôi, thách thức lớn nhất là về con người, bởi suy cho cùng, mọi kế hoạch có to lớn đến đâu mà không có con người thực hiện thì tất cả chỉ mãi là kế hoạch mà thôi.
Con người trong xây dựng CPĐT bao gồm:

1. Những người có chuyên môn về CNTT

Theo Thứ trưởng thường trực Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long, tính đến năm 2007, cả nước có 13 trường đại học, viện nghiên cứu đào tạo sau đại học về CNTT; 230 trường đại học và cao đẳng có đào tạo về CNTT, bình quân mỗi năm đào tạo không dưới 10.000 chỉ tiêu, số sinh viên ra trường cũng vào khoảng này; 88 trường có đào tạo về CNTT bậc trung cấp chuyên nghiệp; cùng nhiều chương trình đào tạo quốc tế. Đó là những con số đào tạo ấn tượng, chiếm tỉ trọng khá lớn trong các ngành đào tạo hiện nay.

Nhưng trên thực tế, số lượng không đi đôi với chất lượng. theo kết quả khảo sát của Ngân hàng Thế giới cho thấy khoảng 60% lao động trẻ tốt nghiệp từ các trường dạy nghề và trường cao đẳng cần được đào tạo lại ngay sau khi được tuyển dụng. Một số doanh nghiệp phần mềm phải đào tạo lại khoảng 80-90% những sinh viên tốt nghiệp vừa được tuyển dụng trong thời gian ít nhất 1 năm. Theo các chuyên gia giáo dục đại học, đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa hình thành hệ thống chứng chỉ quốc gia về đào tạo CNTT, để việc đào tạo được chuyển hóa và liên thông, cũng như việc công nhận chất lượng. Chương trình đào tạo chưa theo kịp nhu cầu phát triển, đội ngũ giảng viên vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và thực hành.... Cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực CNTT vừa thiếu vừa lạc hậu nhưng không bổ sung kịp thời... Chính từ những nguyên nhân đó chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam hiện nay đang bị coi là rất yếu kém, chưa theo kịp trình độ của một số nước tiên tiến trong khu vực, cả chuyên môn lẫn ngoại ngữ. 

Triển khai CPĐT không thể thiếu đội ngũ nhân lực CNTT chất lượng cao. Trong tình hình như hiện nay, dường như chính chúng ta đang tự tạo ra “rào cản” cho chính mình. Nền giáo dục của chúng ta đang chạy bở hơi tai để bắt kịp với yêu cầu của thời đại, nhưng càng chạy càng đuối sức. Nguồn nhân lực không chất lượng, lỗi không chỉ của người học, mà còn chính từ các nhà giáo dục và những nhà hoạch định chính sách đã không thấy trước được sự vận động của xã hội để sớm thay đổi chính sách của mình. 

2. Những người không liên quan đến chuyên môn CNTT kể cả các nhà quản lý nhà nước (QLNN)

Vai trò của CNTT ngày càng quan trọng và trở thành một công cụ thiết yếu trong đời sống của chúng ta. Trong khi CNTT đang từng ngày len lỏi vào từng ngóc ngách của đời sống xã hội, và nhu cầu ngày càng cao của người dân về một nền hành chính năng động hơn, minh bạch hơn, thì các nhà quản lý nhà nước của chúng ta vẫn đang loay hoay chưa biết bắt đầu xây dựng CPĐT từ đâu. Đề án Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005 (Đề án 112) từng được coi là góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành và hoạt động của các cơ quan nhà nước nhưng rõ ràng đã không thể kiêm nhiệm được vai trò mạnh mẽ của Chính phủ điện tử và đã bị phá sản.

Các nhà quản lý của chúng ta không có năng lực ư? Có lẽ vậy vì mỗi khi có sự cố, rủi ro trong quản lý, họ thường biện minh do trình độ và năng lực có hạn. Có thực thế không?

Đổi mới phải đi từ trên xuống, tức là phải xuất phát từ sự quyết tâm, sự cam kết của nhà quản lý. Tuy nhiên, các nhà quản lý đã không nhận thức được tầm quan trọng khi ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý của mình. Một khi không thấy được những ích lợi từ việc ứng dụng CNTT và vai trò của nó trong hiện đaị hóa hoạt động hành chính, thì khó có thể thúc đẩy nhanh tiến trình xây dựng CPĐT.

Bên cạnh đó, CPĐT đồng nghĩa với việc minh bạch, công khai các hoạt động hành chính của các cơ quan QLNN với công dân. Lâu nay, hoạt động hành chính của chúng ta giống như một cấm địa mà người dân không thể biết nếu không được phép tiếp cận. Đây chính là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng tệ nạn tham nhũng. Khi ứng dụng CNTT vào hoạt động hành chính nhà nước, chỉ riêng yêu cầu công khai, minh bạch cũng đã ảnh hưởng đến lợi ích và vì vậy gặp trở ngại không nhỏ từ một bộ phận công chức.

Như vậy, con người của chúng ta đang có “vấn đề”? Đúng vậy. Như đã phân tích ở trên, nguồn lực con người của chúng ta không đáp ứng được yêu cầu đổi mới của xã hội. Chính vì thế họ đã góp phần kìm hãm sự tiến lên của xã hội. Tuy nhiên, phải khẳng định xây dựng CPĐT là tất yếu./.

* LỢI ÍCH TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA CP VÀ DN:

Các giao dịch điện tử giưa chính phủ với doanh nghiệp bao gồm: 
Trao đổi các dịch vụ khác nhau giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, bao gồm phổ biến các chính sách, bản ghi nhớ, các luật lệ và quy chế
Các dịch vụ cho doanh nghiệp bao gồm:

·         Cung cấp thông tin về doanh nghiệp

 

·         Tải về các mẫu đơn

 

·         Đổi mới đăng ký

·         Đang ký kinh doanh

·         Xin cấp giấy phép

·         Nộp thuế

 

·         Các dịch vụ thông qua các giao dịch với doanh nghiệp cũng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 

·         Đơn giản hoá các thủ tục đăng ký có thể tạo điều kiện cho tiến trình phê chuẩn đối với các yêu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thúc đẩy quá trình phát triển của các doanh nghiệp.

·         Ở mức độ cao hơn, các dịch vụ Chính phủ-Doanh nghiệp bao gồm:

 

·         Mua bán điện tử: Chính phủ trực tuyến – Nhà cung cấp dịch vụ tiến hành trao đổi để mua bán hàng hoá và dịch vụ do Chính phủ cung cấp.

 

·         Đặc biệt là các trang Web mua bán điện tử cho phép những người sử dụng đã đăng ký và có trình độ tìm kiếm người mua và người bán hàng hoá và dịch vụ.

 

·         Tuỳ thuộc vào cách tiếp cận, những người mua và người bán có thể xác định giá cả hoặc mời đấu thầu.

·         Mua bán điện tử làm cho quá trình đấu thầu trở nên minh bạch và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ đấu thầu cho các dự án mua bán lớn của Chính phủ.

·         Hệ thống mua bán điện tử cũng giúp cho Chính phủ tạo ra khoản tích luỹ lớn hơn do tiết kiệm được chi phí cho người môi giới và tổng số tiền chi phí cho mua bán giảm.

 

·         Các giao dịch điện tử giưa chính phủ với doanh nghiệp bao gồm:

 

·         Trao đổi các dịch vụ khác nhau giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, bao gồm phổ biến các chính sách, bản ghi nhớ, các luật lệ và quy chế

·         Các dịch vụ cho doanh nghiệp bao gồm:

 

·         Cung cấp thông tin về doanh nghiệp

 

·         Tải về các mẫu đơn

 

·         Đổi mới đăng ký

·         Đang ký kinh doanh

·         Xin cấp giấy phép

·         Nộp thuế

 

·         Các dịch vụ thông qua các giao dịch với doanh nghiệp cũng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 

·         Đơn giản hoá các thủ tục đăng ký có thể tạo điều kiện cho tiến trình phê chuẩn đối với các yêu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thúc đẩy quá trình phát triển của các doanh nghiệp.

·         Ở mức độ cao hơn, các dịch vụ Chính phủ-Doanh nghiệp bao gồm:

 

·         Mua bán điện tử: Chính phủ trực tuyến – Nhà cung cấp dịch vụ tiến hành trao đổi để mua bán hàng hoá và dịch vụ do Chính phủ cung cấp.

 

·         Đặc biệt là các trang Web mua bán điện tử cho phép những người sử dụng đã đăng ký và có trình độ tìm kiếm người mua và người bán hàng hoá và dịch vụ.

 

·         Tuỳ thuộc vào cách tiếp cận, những người mua và người bán có thể xác định giá cả hoặc mời đấu thầu.

·         Mua bán điện tử làm cho quá trình đấu thầu trở nên minh bạch và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ đấu thầu cho các dự án mua bán lớn của Chính phủ.

·         Hệ thống mua bán điện tử cũng giúp cho Chính phủ tạo ra khoản tích luỹ lớn hơn do tiết kiệm được chi phí cho người môi giới và tổng số tiền chi phí cho mua bán giảm.

4. Khó khăn chung trong việc xây dựng CPDT ở nước ta cũng giống như các nước đang phát triển là:

1. Yếu kém của hạ tầng nói chung và hạ tầng liên quan đến CNTT (điện thoại, bưu chính viễn thông, internet)
Điều này có thể đánh giá qua nhiều tiêu chí như số máy điện thoại trên 1000 dân; số máy tính cá nhân của hộ gia đỡnh trờn 1000 hộ; số mỏy tớnh cú khả năng nối mạng. Những chỉ số này rất thấp ở các nước đang phát triển và chênh lệch lớn giữa các vùng. Nếu CPDT chỉ tập trung phục vụ cho các vùng phát triển (đô thị) thỡ cỏc tiờu chớ trờn cú thể đạt được ở nhiều nước, nhiều khu vực nhưng để phục vụ chung cho mọi người dân thỡ đây là hạn chế rất cơ bản. Giá cả của các lọai dịch vụ thông tin cũng là yếu tố cản trở việc áp dụng CPDT trong hoạt động quản lý. Điều đó thể hiện rất cụ thể ở Việt Nam. Sau khi điều chỉnh giá cước và mở rộng sự tham gia,lọai bỏ sự độc quyền trong ngành bưu chính – viễn thông, đó cú sự gia tăng nhanh chóng số người sử dụng điện thoại lẫn internet. Yếu kém, hạn chế của hệ thống thông tin nối mạng Chính phủ, hay nói cách khác đi là hạ tầng phục vụ cho CNTT của Chính phủ và các cơ quan QLNN cũng cản trở việc áp dụng CPDT.

2. Hệ thống pháp luật và các chính sách:

Hiện nay,pháp luật liên quan đến thương mại điện tử, mua bán qua mạng; hệ thống chính sách liên quan đến phát triển mạng internet và quyền truy cập; hệ thống chính sách về hỗ trợ phát triển, … chưa hoàn thiện. Tỡnh trạng này sẽ hạn chế đến việc đầu tư công nghệ mới và ảnh hưởng đến quyền sử dụng của người tiêu dùng. Phải xây dựng được môi trường cạnh tranh và quyền lựa chọn dịch vụ trong khuôn khổ giá cả hợp lý, khoa học. Khụng thể vỡ một lý do gỡ mà cỏc cơ quan nhà nước có thể điều chỉnh hay áp đặt giá mang tính cạnh tranh hay không khuyến khích sử dụng công nghệ mới.

3. Sự phát triển không đồng đều, bình đẳng, đồng cấp của các nhóm khách hàng theo sắc tộc, tôn giáo, khu vực địa lý.

4. Thiếu tin tưởng vào chất lượng của thông tin: vào tính chất pháp lý của thông tin, khả năng đảm bảo bí mật thông tin cá nhân an toàn, thông tin trước sự tấn công của hacker.

5. Nhiều tổ chức, cá nhân, cơ quan chưa muốn công khai thông tin liên quan vỡ khi đưa thông tin lên mạng đó hạn chế đến tối thiểu ý muốn chủ quan của công chức.

6. Trình độ CNTT (khai thác, sử dụng, bảo quản,…) hạn chế 
CPDT không chỉ mang lại những lợi ích cho người sử dụng mà cho cả CP. Vì vậy cần quan tâm đến việc trang bị kỹ năng về CNTT cho đội ngũ cán bộ , công chức cũng như những người sử dụng; ngôn ngữ sử dụng phải mang tính phổ cập, tạo các dịch vụ miễn phí,….

Đặc biệt, Một trong những "cái then" chốt chặt cánh cửa phát triển là việc hạ tầng cơ bản cho vấn đề này cũng quá yếu.

Các chuyên gia chỉ ra rằng điểm yếu của Chính phủ điện tử hiện nay là hạ tầng kỹ thuật, công nghệ và đầu tư tài chính. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng: Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử ở VN hiện vẫn rất manh nha và mới chỉ là giai đọan đầu.
Đáng lưu ý là do việc xây dựng Chính phủ điện tử của VN không biết nên bắt đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào nên đó xảy ra tình trạng mạnh ai người ấy làm. Hệ quả: Hạ tầng kỹ thuật hiện vẫn chưa đồng bộ, thiếu vững chắc và manh mún.

5. Thách thức XD CPĐT

1. Nhận thức và hiểu biết:

Tất cả các lãnh đạo và công chức trong các cơ quan CP phải nhận thức đúng và hiểu được tầm quan trọng của CPĐT. CP nên tổ chức các khóa bồi dưỡng để nâng cao nhận thức về những giá trị mà CPĐT mang lại và sự cần thiết phải thay đổi ngay từ bên trong nội bộ CP. Bên ngoài tổ chức, các chương trình này cũng rất cần thiết để giúp công dân và doanh nghiệp (DN) hiểu về CPĐT. Các phương tiện truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích công dân và DN ở các tỉnh, thành phố hỗ trợ CP đưa ra các sáng kiến về CPĐT, đặc biệt là các sáng kiến trong cung cấp dịch vụ công, cũng như đưa ra các phản hồi.

2. Cải cách hành chính:

CPĐT không đơn thuần chỉ là CNTT-TT như nhiều quốc gia đã rơi vào vết xe đổ này. Cần cân nhắc việc xây dựng CPĐT trong bối cảnh CCHC. Những cải cách như mô hình "một cửa" khi thực hiện cùng với sáng kiến về CPĐT sẽ mang lại ích lợi cho người dân và DN. Trước khi triển khai hệ thống CNTT cho CPĐT, điều quan trọng là phải đảm bảo thủ tục hành chính hiện thời và quy trình quản lý hiện tại được xem xét lại và đơn giản hóa. Các cơ quan quản lý cần nghĩ đến các quy trình công việc hơn là các chức năng công việc của họ và chú trọng hơn tới người dân và DN.

3. Hợp tác giữa các cơ quan:

Thông thường các cơ quan CP làm việc một cách độc lập theo các chức năng của họ. Với CPĐT, cần phải tăng cường hợp tác giữa các cơ quan CP, đặc biệt trong việc cải tiến các dịch vụ công và tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia. Các kênh giao tiếp và cơ quan phối hợp chính thống cần được thiết lập không chỉ ở cấp chính quyền trung ương mà cả ở cấp địa phương. 

4. Thay đổi nhận thức:

Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với các nước đang phát triển. Nhân viên CP thường quen với trạng thái thoải mái trong công việc và không cho rằng cần phải thay đổi. Cần phải nỗ lực giải thích cho họ vì sao cần thay đổi, đặc biệt là trong chương trình triển khai CPĐT. Nhất thiết phải có sự cam kết về việc thay đổi và các lãnh đạo phải làm gương để nhân viên noi theo. Việc đối thoại với nhân viên CP và đáp ứng các mong muốn của họ cũng là cần thiết.

5. Đào tạo và thay đổi các kỹ năng cho nhân viên CP


Đào tạo là công việc quan trọng để giúp nhân viên làm quen với các kỹ năng mới cần thiết cho CPĐT. Các khóa học như hành chính công hiện đại, thay đổi quy trình nghiệp vụ, thay đổi cách quản lý , CNTT-TT và CPĐT .. rất quan trọng trong việc tiến tới CPĐT. Tuy nhiên, việc đào tạo thường tiêu tốn một lượng lớn ngân sách và nhiều nguồn lực của CP, vì vậy cần có kế hoạch triển khai tốt.

 

THÔNG TIN MỚI KHÁC
Những tai nạn "phòng the" có thể khiến bạn mất mạng -12/10/2019
Những sự thật về phương pháp tránh thai phổ biến nhất -28/09/2019
Vì sao đèn xi-nhan lại có màu da cam? -28/09/2019

Chia sẻ đến
THÔNG TIN