Thông tin đầy đủ về chứng chỉ tiếng anh quốc tế IELTS
Cập nhật :29/10/2013
Tổng quan về IELTS
Kỳ thi Anh ngữ quốc tế IELTS được sử dụng cho mục đích đánh giá khả năng ngoại ngữ của thí sinh có nhu cầu học tập và làm việc tại các quốc gia mà tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chính. Đó là kỳ thi đánh giá cả 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc và Viết. Ba thành viên đồng sở hữu kỳ thi IELTS là: IDP – IELTS Australia, Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge và Hội đồng Anh.
Hai loại hình thi: IELTS Academic và IELTS General.
IELTS Học thuật (Academic) được công nhận rộng rãi như là yêu cầu ngôn ngữ đầu vào cho tất cả các khóa học Đại học và Sau Đại học và là tiêu chuẩn đánh giá liệu ứng viên đã sẵn sàng cho việc theo học các chương trình Đại học và Sau Đại học được giảng dạy bằng tiếng Anh.
IELTS Tổng quát (General) thích hợp cho tất cả những ai chuẩn bị tới các nước nói tiếng Anh để hoàn tất chương trình trung học, các chương trình đào tạo hoặc với mục đích nhập cư.
Các tổ chức có quy định riêng về loại hình thí sinh cần thi. Thí sinh nên liên hệ với tổ chức nơi mình nộp hồ sơ để biết rõ quy định.
Hàng năm, có trên 1,4 triệu thí sinh thi IELTS với mục đích du học, định cư hay xin việc làm. IELTS được hơn 6.000 cơ sở đào tạo và tổ chức tại 135 quốc gia công nhận như Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand,…
Trong loạt bài hướng dẫn luyện thi IELTS, tôi sẽ lần lượt đưa ra các thông tin về kỳ thi, cấu trúc các phần thi IELTS và các mẹo làm bài thi để sinh viên có được những kết quả thi tốt nhất.
Các bạn có thể đọc các bài hướng dẫn IELTS ở đây:
1. Cấu trúc bài thi nghe IELTS
2. Cấu trúc bài thi nói IELTS
3. Cấu trúc bài thi đọc IELTS
4. Cấu trúc bài thi viết IELTS
Cấu trúc phần thi nghe IELTS
Phần thi nghe trong IELTS gồm 4 phần, mỗi phần 10 câu hỏi, thời gian làm bài 40 phút.
Phần 1: đoạn hội thoại giữa 2 người về 1 chủ đề thường ngày (general topic)
Phần 2: bài nói của 1 người về chủ đề thường ngày (general topic)
Phần 3: đoạn hội thoại giữa nhiều người về 1 vấn đề hàn lâm (academic topic)
Phần 4: một bài nói của học giả, giảng viên về 1 vấn đề hàn lâm (academic topic)
Sau đây là các tips giúp bạn cải thiện kĩ năng cũng như điểm số phần listening trong IELTS.
Đoc câu hỏi trước khi băng chạy, như vậy, bạn sẽ theo kịp bài đọc cũng như để dàng tìm ra câu trả lời
Đoán nội dung của đoạn ghi âm trước khi phát băng bằng cách xem qua từ vựng ở câu hỏi,hình vẽ, biểu đồ, liên tưởng đến các từ liên quan như đồng nghĩa, trái nghĩa.
Gạch dưới các key words trong câu hỏi, cũng như các ô trống cần điền để xác định thông tin cần nghe.
Chỉ take note các key words để đảm bảo bạn không bỏ qua các thông tin cần thiết và nắm rõ nội dung của toàn bài nghe.
Lắng nghe các từ hiệu (signals) cẩn thận để bắt kịp câu hỏi
Gạch bỏ những câu trả lời sai để tránh làm bạn mất tập trung
Đọc kĩ yêu cầu của các câu hỏi, đặc biệt là giới hạn từ trước khi chép đáp án vào answer sheet.
Kiểm tra chính tả: số ít, số nhiều, số từ cho phép của đáp án.
Bạn có 10 phút để chép câu trả lời sang answer sheet. Lưu ý rằng bạn nên hoàn thành xong phần 4 của bài nghe rồi chép đáp án để tránh bỏ sót các phần nghe.
Cấu trúc bài thi Nói IELTS
Kỹ năng nói là một phần rất quan trọng trong bài thi IELTS, những cũng khá nhiều thí sinh sợ phần này. Một phần lý do là do ít có cơ hội sử dụng tiếng Anh, và một phần nữa là vì tâm lý nói ra sợ mình nói sai của phần lớn thí sinh. Chính điều này vô tình cản trở bước tiến trong việc nâng cao trình độ nói.
Tuy nhiên, để đạt mục tiêu giành được 5.0 hay 7.5 cho phần thi này, các thí sinh cần sự tự tin nhất định trong giao tiếp, cảm thấy thoải mái và tự nhiên khi dùng tiếng Anh (thậm chí sử dụng sai khá nhiều). Để đạt được tiêu chí trên, thí sinh phải luyện tập rất nhiều và nhất là phải biết cách phát triển ý cũng như…bịa ra cái gì đó !
Một điểm rất quan trọng thí sinh cần quan tâm trong phần thi này là giám khảo không kiểm tra trình độ hay kiến thức của bạn là chuẩn xác hay đánh giá ý tưởng của bạn là hay hoặc tệ, họ chỉ thẩm định khả năng dùng tiếng Anh của bạn. Cho nên, tốt nhất là phải luyện tập thường xuyên những câu hỏi hay được (bị) hỏi và chuẩn bị ý tưởng trước.
Cấu trúc của bài thi Nói

1. Phần 01:
• Hình thức: Hỏi & Trả lời.
• Tốc độ đặt câu hỏi: Thường chậm và trung bình.
• Thời gian: Kéo dài khoảng 4,5 phút.
• Nội dung: Xoay quanh những đề tài về bản thân, sở thích, gia đình, quê quán, học tập hoặc việc làm, bạn bè,…Nói chung là các đề tài khá gần gũi với từng cá nhân.
• Giải pháp: Để thực hiện tốt phần này, thí sinh phải tập luyện các đề tài này rất thường xuyên để đạt đến độ nhuần nhuyễn và tự nhiên khi nói.
2. Phần 02:
• Hình thức: Tự nói trong khoảng thời gian nhất định.
• Thời gian: 3 phút ( trong đó 1 phút giành cho giám khảo đưa Topic với các yêu cầu, và thí sinh ghi chú 1 số thông tin cần thiết để nói; và 2 phút còn lại là phần thí sinh tự trình bày yêu cầu về Topic đã nhận.
• Nội dung: Khoảng 50% là các Topic về mổ tả 1 người nào đó, 30% là về các địa điểm du lịch hay một nơi nào đó, và các dạng khác.
• Giải pháp: Với những thí sinh từng luyện thi IELTS rất có kinh nghiệm trong việc đối phó với những đề tài dạng này và dễ dàng đạt được điểm như mong muốn. Khi học luyện thi, thí sinh sẽ được trang bị khả năng giải quyết đề, cách phát triển ý, các kéo dài phần nói và quan trọng nhất cách lách khi gặp các dạng đề lạ mà các bạn chưa hề luyện trước đây.
3. Phần 03:
• Hình thức: Hỏi & trả lời.
• Tốc độ đặt câu hỏi: Thường rất nhanh nên thí sinh hơi khó bắt được ý của giám khảo, và dùng từ chuyên ngành.
• Thời gian: Trung bình khoảng 5 phút.
• Nội dung: Giám khảo sẽ hỏi tập trung và chuyên sâu vào đề tài các thí sinh vừa trình bình trong phần 2. Bình thường sẽ có một số dạng câu hỏi như: Tương lai của vấn đề bạn đang đề cập, so sánh vấn đề đó trong quá khứ và hiện tại, ảnh hưởng của nói như thế nào…
• Giái pháp: Cố gắng hiểu câu hỏi bằng cách nắm các Key words cứ không phải nguyên cả câu, từ đó đoán ra câu hỏi. Nếu chưa chắn đoán đúng thì cứ trả lời theo ý mình đã đoán, đừng vì không rõ nên im lặng, giám khảo trừ điểm rất nặng. Cần vận dụng khả năng về kiến thức xã hội của mình để trả lời càng dài càng tốt, và dĩ nhiên phải nói dóc. Ngoài ra, khi trả lời câu hỏi, nhớ giải thích thêm ý mình đưa ra để kéo dài câu trả lời với các vị dụ cụ thể về bản thân mình.
Cấu trúc bài thi đọc IELTS
Trong chuỗi các bài viết hướng dẫn luyện thi IELTS, tôi đã đề cập đến cấu trúc bài thi viết và cấu trúc bài thi nói. Hôm nay tôi tiếp tục trình bày với các bạn cấu trúc bài thi đọc của kỳ thi IELTS.
Phần thi Reading gồm 40 câu hỏi chia thành 3 phần với tổng cộng khoảng 2000 đến 2750 từ. Tổng thời gian làm bài là 60 phút, bao gồm cả thời gian ghi đáp án vào phiếu trả lời.
Các bài đọc trong phần Reading được lấy từ các bài báo, tạp chí và tập san chuyên đề và được viết bởi các tác giả chuyên và không chuyên. Trong phần thi này sẽ có ít nhất một bài viết mang tính tranh luận được thể hiện dưới dạng đồ thị, biểu đồ hay minh họa bằng hình ảnh … Nếu bài đọc nói về các chủ đề mang tính chuyên môn, đặc thù thì sẽ có các từ chuyên ngành kèm theo .
Bài thi Reading gồm 3 phần:
Phần 1 – “Social survival” gồm những bài luận cơ bản, nhiệm vụ là tìm những thông tin và các ý chung.
Phần 2 – “Training survival” gồm những cấu trúc, từ vựng khó hơn với cách diễn đạt chính xác và phức tạp hơn.
Phần 3 – “General reading” gồm nhiều bài đọc với cấu trúc phức tạp nhấn mạnh nhiều vào miêu tả và hướng dẫn hơn là tranh luận như ở phần 1 và phần 2. Bài đọc thường viết về các chủ đề mà đại đa số mọi người đều biết. Những bài mang tính chuyên môn ít khi được ra trong đề và những từ ít gặp sẽ có chú giải. Bạn nên nhớ đây là một bài kiểm tra khả năng đọc hiểu chứ không phải bài kiểm tra kiến thức.

Cấu trúc bài thi viết IELTS
Phần 1:
-
Dạng đề: Biểu đồ hoặc bản đồ hoặc quá trình. (Chủ yếu biểu đồ)
-
Thời gian: 20 phút.
-
Số lượng từ: Tối thiếu 150 từ.
-
Giải pháp: Thuộc từ ngữ chuyên ngành để mô tả. Trung bình khi luyện thi, thí sinh mất khoảng 2 tuần là thông thạo phần viết này.
Phần 2:
-
Dạng đề: Bài luận.
-
Thời gian: 40 phút.
-
Số lượng từ: Tối thiểu 250 từ.
-
Cấu trúc: Mở bài, thân bài và kết luận.
-
Giải pháp: Thí sinh sẽ được trang bị vốn từ vựng, khung có sẵn và ngữ pháp (tùy trình độ) để đáp ứng được trung bình khoảng 80 – 100 từ.
-
Mở bài: Cung cấp sẵn cách mở bài, trung bình dài 5 dòng.
-
Thần bài: Gồm 2 ý với cấu trúc – đưa ý chính, giải thích ý chính kèm ví dụ và kết ý chính.
-
Kết bài: Nhắc lại ý chính và đưa ra nhận xét riêng của mình.
|