Mã số sách:10225
Giá: 195,000
Lượt xem: 611
sach hay
ĐẶT MUA
Giới thiệu về nội dung:
Nhất nghệ tinh, để sống và mỉm cười...
Đoàn
tàu băng về phía trước. Trên trang giấy, nó không thể tải theo tiếng
động, nhưng người đọc nhìn vào đó “thấy được” những tiếng xình xịch,
xình xịch của nó, nghe từa tựa như “I think, I can, I think, I can”
(Tôi nghĩ, tôi có thể).
Họa
sĩ Phạm Quang Vinh - giám đốc NXB Kim Đồng, rất thích thú với ý tưởng
đó của một cây bút chuyên vẽ truyện tranh thiếu nhi người Mỹ khi ông
sang Mỹ dự hội chợ sách.
Tư
duy theo cách của trẻ con, nhưng phải hướng tư duy đó theo cách tích
cực nhất mà người lớn mong muốn - ông đã yêu cầu các cộng sự của mình
phải áp dụng triệt để quan điểm đó khi bắt tay vào làm bộ sách hướng
nghiệp cho tuổi mới lớn. Và đoàn tàu kéo theo những toa nghề nghiệp
tương lai đã ra đời...
Bộ cẩm nang hướng nghiệp đầu tiên
Hãy chọn một nghề nghiệp khiến bạn luôn mỉm cười
Đó là lời nhắn và cũng
là thông điệp mà Tủ sách hướng nghiệp Nhất nghệ tinh gửi tới bạn đọc
trẻ - những người đang còn phân vân trong việc chọn trường và chọn nghề.
Hiện nay, Tủ sách hướng
nghiệp Nhất nghệ tinh đã giới thiệu được 30 ngành nghề: sư phạm, y,
ngoại giao, ngân hàng, dược, báo chí, kế toán, công nghệ thông tin,
quan hệ công chúng (PR), du lịch, ngoại giao, luật, marketing, quản trị
kinh doanh, kiến trúc, công nghệ nano, điện tử viễn thông, bộ đội...
Tủ sách hướng nghiệp
Nhất nghệ tinh đã vinh dự đoạt Cúp vàng - Top ten do Hội Sở hữu trí tuệ
VN trao tặng và được bình chọn là một trong 20 thương hiệu có số phiếu
cao nhất (do bạn đọc mạng Thương hiệu Việt và Saigonnews bình chọn). |
Thực
tế, học sinh phải chọn một nghề rồi mới chọn cơ sở đào tạo phù hợp với
điều kiện, năng lực... của mình. Tuy nhiên, tại VN, một bộ phận không
nhỏ lớp trẻ đi theo qui trình ngược: cố thi vào một trường đại học, một
khoa nào đó có điểm tuyển vừa với năng lực của mình (thậm chí không hề
biết khoa đó đào tạo cái gì), đến khi tốt nghiệp mới lo đến làm nghề gì
cũng như tìm việc làm. Tình trạng ấy gây nên sự lãng phí rất lớn về cả
nhân lực và của cải cho xã hội.
Tủ sách hướng nghiệp Nhất nghệ tinh của NXB Kim Đồng, cũng bởi vậy, đã được báo Sinh Viên VN “chấm” “Điểm mười cho ý tưởng”.
Tính
đến tháng 3-2005, Tủ sách hướng nghiệp Nhất nghệ tinh đã giới thiệu
được 30 ngành nghề khác nhau đến các độc giả trẻ tuổi. Để tạo sự sinh
động, thú vị, tủ sách kết cấu như một đoàn tàu hướng đến tương lai. Mỗi
cuốn sách là một toa tàu chứa đựng một ngành nghề. Qua chín hàng ghế,
người đọc sẽ lần lượt khám phá về nghề nghiệp. Thông tin được trình bày
cô đúc, dễ hiểu, tập trung vào những vấn đề cần quan tâm: Ngành,
nghề đó là gì? Trong ngành, nghề đó bạn làm gì? Bạn sẽ làm việc ở đâu?
Những thuận lợi, thách thức của nghề nghiệp? Những phẩm chất cần thiết
trong nghề nghiệp này? Học ngành, nghề ấy ở đâu?
Đơn giản, thiết thực và hài hước
NXB
Kim Đồng đã mời sự tham gia cộng tác, biên soạn, thẩm định của các
chuyên gia uy tín trong các ngành nghề gồm các giáo sư, tiến sĩ giảng
dạy tại các trường đại học, nhà quản lý doanh nghiệp và các chuyên
gia... Trong đó có những chuyên gia đầu ngành như giáo sư Võ Tòng Xuân
(tham gia biên soạn cuốn Ngành nông nghiệp), giáo sư Lê Gia Lục (tham gia biên soạn cuốn Nghề kế toán), giáo sư Hoàng Tích Huyền (tham gia biên soạn cuốn Nghề y), họa sĩ thiết kế Lê Huy Văn (tham gia biên soạn cuốn Nghề thiết kế)...
Nhưng
không vì thế mà các trang viết toát ra mùi “kinh viện”, hàn lâm. “Kỳ lạ
là càng các chuyên gia đầu ngành, tên tuổi thì viết càng đơn giản và
hóm hỉnh” - BTV Hằng Nga, một cô gái trẻ măng vừa tốt nghiệp báo chí,
thích thú kể: “Tôi đã tiếp xúc với khoảng... 200 vị chuyên gia đầu
ngành mà tên tuổi của họ chỉ cần nghe thôi cũng đã thấy kính nể. Vậy mà
tất cả đều rất nhiệt tình, sẵn lòng bỏ thời gian và công sức viết cho
các em. Giáo sư Hoàng Tích Huyền còn nói viết sách hướng nghiệp cho trẻ
khó hơn viết giáo trình nhiều nhưng mà thích”.
Ngoài
những kiến thức cơ bản về mỗi nghề, các vị giáo sư khả kính còn chia sẻ
những khó khăn, vất vả của mỗi công việc, một chút kinh nghiệm bản thân
để vượt qua, những câu chuyện vui nho nhỏ khi làm nghề, thậm chí cả
cách “đối phó” với phụ huynh khi bạn trót yêu một nghề, trong khi gia
đình lại sẵn định hướng cho bạn theo một nghề khác. Cảm giác như có một
ai đó đang trìu mến và đầy hi vọng dõi theo bạn trên con tàu nghề
nghiệp, bạn có thể vừa lướt qua các ga vừa khúc khích cười. Việc chọn
nghề với bạn không còn quá khô khan, căng thẳng. Nhất nghệ tinh, nhất
thân vinh, ông cha ta đã dạy thế, nhưng nếu không tìm kiếm vinh quang,
bạn vẫn có thể tìm thấy ở đây, điều quan trọng nhất - một nghề để kiếm
sống, và thích thú với nó.
|