ĐỌC THƠ HỒ CHÍ MINH
Chia sẻ đến
Mã số sách:11332
Giá: 66,000
Lượt xem: 523
sach hay
ĐẶT MUA

Giới thiệu về nội dung:

    Cuốn sách là kết quả nghiên cứu, tìm tòi hết sức công phu, tâm huyết của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức - trong nhiều năm về thơ của Bác, với 3 nội dung đặc sắc:

Phần thứ nhất: Đến với thơ Hồ Chí Minh gồm những bài thơ của Bác cùng lời bình. Những bài thơ của Bác đã được tác giả phân tích một cách sắc sảo, tinh tế với mục đích là tìm ra được cái thần của bài thơ, đó chính là chìa khóa để đi thẳng vào bài thơ, cảm thụ phần sâu lắng nhất trong thơ Hồ Chí Minh.

    Phần thứ hai: Nghĩ về thơ Hồ Chí Minh gồm một số tiểu luận về tư tưởng, chủ đề, những nội dung lớn trong thơ Hồ Chí Minh, như: Tổ quốc Việt Nam trong trái tim Người; vì độc lập, tự do; làm thơ trên đường bị giải đi đày ải; về các bài thơ lên núi; hình tượng con rồng, mặt trời, con thuyền, tiếng cười… trong thơ Hồ Chí Minh. Theo lời đề tựa của tác giả trong phần thứ hai này thì “Thơ Bác là con người Bác. Thơ Bác đẹp như con người và sự nghiệp vĩ đại của Bác. Cuộc đời và sự nghiệp của Bác là một bài thơ tuyệt đẹp… Thơ Bác đạt đến mức trác tuyệt, một phong cách sống động, kết hợp một cách tài hoa hiện thực và lãng mạn, dân gian và bác học, cổ điển và hiện đại, trào phúng mà trữ tình, tình mà thép… biểu hiện cái tôi trữ tình từ cảm xúc tự nhiên, đằm thắm và sâu đậm về đất nước, con người, cuộc sống”.

    Phần thứ ba: Đọc thơ Hồ Chí Minh là những ý kiến bước đầu về cách thức, phương pháp đọc thơ Hồ Chí Minh. Theo tác giả, phân tích một tác phẩm văn học không thể khuôn vào một đường ray nhất định, không thể chỉ có một phương pháp duy nhất. Tuy nhiên, có 3 nguyên tắc cần xác lập và tuân thủ trong quá trình phân tích tác phẩm, đó là: thứ nhất, phải đảm bảo tính toàn vẹn tác phẩm là một chỉnh thể nghệ thuật trong sự thống nhất chặt chẽ, sinh động giữa nội dung và hình thức; thứ hai, phải đặt tác phẩm trong hoàn cảnh lịch sử - xã hội mà nó phản ánh và hoàn cảnh cấu tứ tạo nên tác phẩm; thứ ba, phải đảm bảo tính thống nhất trong quá trình nghệ thuật giữa trực cảm và phán đoán lôgích để khám phá tác phẩm.

    Những bài viết của nhà văn Lê Xuân Đức về thơ ca Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận được rất nhiều lời tri âm, chia sẻ, đồng cảm từ các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình và dư luận bạn đọc. Tiến sĩ, nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh Tú nhận xét: “Đọc những quyển sách của ông… người đọc không thấy có cảm giác nặng nề mà lay động, quyến rũ, với một sức hấp dẫn riêng và có những phát hiện bất ngờ”. Nhà thơ Văn Đắc nhìn nhận: “Lê Xuân Đức bền bỉ đẩy tận cùng khả năng nghiên cứu, tìm hiểu thơ ca và cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh đã trở thành chuyên gia nghiên cứu, thẩm bình thơ ca Hồ Chí Minh. Những tưởng đơn điệu mà lại đa dạng, phong phú sinh động; tưởng dễ mà khó vô cùng. Đào đi xới lại một mảnh đất mà vẫn không nhàm chán, không lặp lại, cứ phát hiện, cứ đóng góp, làm mới và sống mãi một di sản”.
THÔNG TIN