Mã số sách:11685
Giá: 41,000
Lượt xem: 490
sach hay
ĐẶT MUA
Giới thiệu về nội dung:
Đông Dương ngày ấy là bản dịch từ cuốn Genres et
choses en Indochine 1898 – 1908, một tròng ba tập sách của Claude
Bourrin viết về Đông Dương vào thời kì cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX.
Tác giả là một viên chức ngành thuế nhưng say mê nghệ thuật, đã từng có
một chuyến đi xuyên Việt, đến nhiều địa phương như Lạng Sơn, Hải Phòng,
Bắc Giang…Những ghi chép của Claude Bourrin cho chúng ta thấy một bức
tranh đời thường của Đông Dương về chính trị, kinh tế, văn hoá trong
bước giao thời giữa hai thế kỉ, cung cấp cho bạn đọc và các nhà nghiên
cứu những tư liệu khá xác thực về thời gian lịch sử này.
“Sài
Gòn thay đổi nhiều trong 40 năm qua. Chỉ có các bãi kho của hãng
Messageris Maritimes còn giữ được vẻ sơ khai với sỏi đá và bụi ơi là
bụi, dường như sự có mặt của nước Pháp ở Nam Kỳ chỉ là tạm bợ. Các
phòng làm việc của công ty bệ rạc trông thấy. Tuy nhiên các sàn ván tồi
tàn ngày xưa đã nhường chỗ cho các cầu cảng ngay ngắn, sạch sẽ và rộng
rãi mặc dù vẫn còn nhiều chỗ thiếu thứ che mưa nắng. Sau 80 năm, hình
như ban lãnh đạo công ty vẫn không biết Sài Gòn mưa nhiều mà nắng cũng
lắm. Họ là kẻ thù công khai của các tập quán Sài Gòn, một tập quán
thường nghênh đón và phục vụ các du khách thân hữu. Trừ các quan chức
ra, ban lãnh đạo này chẳng làm được gì cho khách lên xuống tàu được
thoải mái.
Nếu
tôi được làm lãnh đạo chỉ cần trong hai mươi bốn giờ, tôi sẽ yêu cầu
ông tổng đại lý công ty chuyển tất cả các căn phòng trong ngôi biệt thự
của ông ta ở cao nguyên tới đây và sẽ biến khu vực rộng lớn hiện nay,
nghe đâu cùng thời với thời kỳ các soái phủ, thành các phòng đón tiếp
khách đi tàu và người đưa tiễn.
Các
phòng khách có bán cà phê và đồ ăn cho cả đám người thô lậu từ lâu bị
coi một cách hài hước là những tên gây rối đáng ngờ chuyên leo lên tàu
chỉ để làm mỗi việc là đặt bom cháy.
Được
cải thiện đáng kể sau khi quy chế “khu vực” được thiết lập, Sài Gòn đã
ghi được một số điểm son khi xây dựng lại hai chiếc cầu bé tí teo bắc
qua rạch.
Tôi
không nhận ra Sài Gòn khi con rạch ngày xưa nay đã thành đại lộ Charner
(nay là đường Nguyễn Huệ - ND) nhưng tôi nhớ rõ sự nhộn nhịp của đại lộ
này khi Chợ chính (Grand Marché) còn nằm ở chỗ ngày nay là Kho Bạc…”
Mục lục:
Lời giới thiệu
1898 – 1899
1900
1901
1902 – 1903
1903 – 1904
1905
1906
1907- 1908
|