PHƯƠNG PHÁP 4: TƯ TƯỞNG
Chia sẻ đến
Mã số sách:11750
Giá: 85,000
Lượt xem: 518
sach hay
ĐẶT MUA
Phương Pháp 4: Tư Tưởng - Nơi Cư Trú, Cuộc Sống, Tập Tính, Tổ Chức Của Tư Tưởng Cuốn sách này là tập thứ tư trong bộ "phương pháp" (gồm 6 tập), nghiên cứu tư tưởng trên quan điểm văn hoá và xã hội (sinh thái học về tư tưởng), quan điểm về cuộc sống của tư tưởng, về tính tự chủ/ phụ thuộc của thế giới tư tưởng (trí quyển) và quan điểm tổ chức của tư tưởng (trí học). Tư tưởng phải chăng hoàn toàn phục tùng các tất định luận văn hoá, xã hội và lịch sử? Liệu tư tưởng có thể tự giải phóng được không? Tâm trí con người có hoàn toàn phục tùng các tư tưởng đã được xác lập? Tư tưởng mới có thể nảy sinh và truyền bá bằng cách nào? Phải chăng tư tưởng có cuộc sống riêng? Cuộc sống ấy thế nào? Bằng cách nào tư tưởng có thể nuôi dưỡng, tự sinh sản và phối hợp với nhau? Chúng ta không được để cho các tư tưởng nô dịch mình, song chúng ta chỉ có thể chống lại tư tưởng bằng tư tưởng mà thôi. Chúng ta đang còn ở giai đoạn tiền sử của trí tuệ con người, kỷ nguyên hoang sơ của tư tưởng và sẽ phải thiết lập các quan hệ văn minh với chúng. Đó là xuất xứ của ý tưởng về tính phức hợp và tư duy phức hợp. Quyển sách này cũng chính là môi trường truyền dẫn tri thức loài người, giúp cho con người giao lưu truyền thông với ngoại giới. Hơn nữa, nó còn bao bọc ta với tính cách là một khí quyển nhân học - xã hội đặc thù. "Tương tự như các loài thực vật sản xuất dưỡng khí cho khí quyển, vốn là tối cần thiết cho đời sống trên trái đất, các nền văn hoá loài người cũng sản xuất các ký hiệu tượng trưng tư tưởng, huyền thoại, tối cần thiết cho đời sống xã hội chúng ta. Ký hiệu tượng trưng, tư tưởng, huyền thoại đã tạo dựng nên một vũ trụ, "tại đó trí tụê của ta cư trú" Để hiểu biết về trí quyển, cần vứt bỏ mọi thứ chủ nghĩa duy tâm muốn gán cho tư tưởng và huyền thoại một sự thực tự thân, làm chủ mọi sự vật trên thế giới. Mặt khác phải vứt bỏ mọi thứ chủ nghĩa quy giản chủ trương hoà tan trí quyển hoặc trong trí tuệ/bộ não con người(như tâm lý luận) hoặc trong xã hội(như xã hội luận) Mỗi quan điểm trên đây điều đúng một phần và sai trong toàn bộ, không lý giải được tính tự chủ/phụ thuộc của các thực thể trí học. Để lý giải chúng, ta cần kết hợp chặt chẽ quan điểm trí học với quan điểm tâm lý học và xã hội học, xem xét vấn đề trong khuôn khổ một thể phức hợp bộ ba: tâm lý quyển, xã hội quyển, trí quyển. Mục Lục: Lời nói đầu Phần thứ nhất: Sinh thái học về tư tưởng Dẫn luận. Những thần tượng của bộ lạc 1. Văn hoá - tri thức 2. Tất định luận văn hoá và môi trường nuôi dưỡng văn hoá. 3. Tầng lớp trí thức với hai nền văn hoá 4. Tính phức hợp của xã hội học về tri thức 5. Tự động - xuyên - siêu - xã hội học Kết luận Phần thứ hai: Cuộc sống của tư tưởng (trí quyển) Dẫn luận. Nhận dạng về trí quyển 1. Giới thứ ba 2. Những hệ thống tư tưởng 3. Sự phát sinh và những biến hình trong trí quyển Phần thứ ba: Tổ chức của tư tưởng (trí học) 1. Về ngôn ngữ 2. Lý tính với lôgic học 3. Tư duy hậu kỳ (Chuẩn thức học) Kết luận chung Thư mục. Mời bạn đón đọc.
THÔNG TIN