KINH DỊCH TRỌN BỘ (CHỈNH SỬA ĐỐI CHIẾU THEO BẢN GỐC)
Chia sẻ đến
Mã số sách:11996
Giá: 120,000
Lượt xem: 455
sach hay
ĐẶT MUA

Giới thiệu về nội dung:

Ngô Tất Tố (1894 - 1954) là nhà văn, nhà báo, nhà khảo cứu lớn của văn học Việt Nam từ những năm 1930 và 1940.


Ngô Tất Tố cho rằng: Kinh Dịch là một cuốn sách lạ trong văn học giới của nhân loại, là bộ sách cổ triết học phương Đông. Nhưng Kinh Dịch không như Kinh Thi, Kinh Thư, nó là thứ sách nói hết sự lý vô cùng, vô tận của thiên hạ đời sau, chỉ một hai chữ đã là một cái đạo lý...Kinh Dịch (trọn bộ) - 4 tập do Ngô Tất Tố - "Dịch và chú giải" cùng với Chu Dịch của Phan Bội Châu là hai cuốn sách hiếm có và duy nhất, lần đầu tiên giới thiệu Kinh Dịch với bạn đọc nước nhà từ trên dưới năm, bảy mươi năm trước đây.


Trong quá trình chuyển ngữ Chính văn Kinh Dịch, Dịch giả "chỉ căn cứ ở văn pháp chữ Nho, chứ không hề cho thế này là đúng, thế kia là sai". "Mỗi câu, mỗi chữ trong Kinh Dịch đều có ý nghĩa riêng", "một câu có thể hiểu ra mấy nghĩa", vì vậy không nên chỉ dịch cho "trôi chảy, dễ hiểu", "làm cho độc giả phải theo ý kiến của mình" mà nên trung thành với "Chính văn", để quyền độc giả tuỳ hiểu. Như vậy sẽ không làm "mất tinh thần của Kinh Dịch".

Trên cơ sở chỉnh sửa, đối chiếu chính xác với bản gốc xuất bản lần này - bao gồm Những điều nên biết về Kinh Dịch và nội dung tổng số 1128 Lời Kinh, trải rộng trên 64 quẻ, 384 hào - nhằm trân trọng giới thiệu để bạn đọc quý mến được thuận lợi trong quá trình tiếp cận và khám phá pho sách lạ trong kho tàng triết học Phương Đông, có giá trị tột bậc mà Thánh hiền lo cho đời sau, đã từng được tôn vinh là Thần đạo thuyết giáo, đã được khẳng định là: không chỉ đọc mà nên học Kinh Dịch.

Mục lục:


Lời giới thiệu
Những điều nên biết (Lời người dịch)
Tựa của Trình Di
Đồ thuyết của Chu Hy
Thứ tự tám quẻ của Phục Hy
Phương vị tám quái của Phục Hy
Thứ tự 64 quẻ của Phục Hy
Phương vị 64 quẻ của Phục Hy
Thứ tự tám quẻ của Văn Vương
Phương vị tám quẻ của Văn Vương
Hĩnh vẽ sự biến đổi củ các quẻ
Phép bói bằng cỏ thi
Dịch thuyết cương lĩnh


Chu dịch thượng kinh


Quẻ Kiền
Quẻ Khôn
Quẻ Truân
Quẻ Mông
Quẻ Nhu
Quẻ Tụng
Quẻ Sư
Quẻ Tỵ
Quẻ Tiểu Súc
......


Chu Dịch Hạ Kinh


Quẻ Hàm
Quẻ Hằng
Quẻ Độn
Quẻ Đại Tráng
Quẻ Tấn
Quẻ Minh Di
Quẻ Gia Nhân
THÔNG TIN