NGHIÊN CỨU LỊCH VẠN NIÊN - TRA CỨU ÂM DƯƠNG LỊCH VẠN NIÊN 121 (1900-2020)
Chia sẻ đến
Mã số sách:12031
Giá: 130,000
Lượt xem: 412
sach hay
ĐẶT MUA

Giới thiệu về nội dung:

 Các công trình nghiên cứu Lịch pháp từ xưa đến nay giúp con người hiểu thêm về bản thân mình và xã hội mình đang sống, có những nhận thức rõ nét hơn về xã hội, tự nhiên và về vũ trụ quanh ta. Cũng cùng mục đích đó, cuốn "nghiên cứu lịch vạn niên" này đựơc biên soạn nhằm giúp độc giả tìm hiểu những kiến thức cơ bản có tính hệ thống nhất về lịch và thời gian; những hiện tượng thiên văn, những ứng dụng thiên văn học trong đời sống xã hội và mối quan hệ khăng khít giữa Thiên văn và lịch vạn niên. Phần Tra cứu Lịch vạn niên giúp bạn đọc tra cứu, đối chiếu Âm dương lịch vạn niên. Đặc biệt, phần những dự án cải cách lịch Thế giới, trong đó có cảc một số dự án của các tác giả Việt Nam là một phần hết sức hấp dẫn và lý thú đối với nhiều tầng lớp độc giả yêu thích, quan tâm theo dõi đến sự thay đổi, phát triển của lịch pháp gắn liền với sự phát triển của lịch sử văn minh nhân loại.

Quan niệm về thời gian và lịch gắn liền với quan niệm về đời sống, về nhìn nhận thế giới và phát triển xã hội của dân ta. Lịch Vạn niên có 2 nguyên lý cơ bản là: làm tròn và hoán vị vòng quanh, phản ánh theo quy luật đời người: Sinh Lão, Bệnh, Tử và quy luật vạn vật: Sinh, Trưởng, Thu, Tàng. Thai nhi phát triển trong bụng mẹ chín tháng mười ngày, khi em bé ra đời, các cụ tính ngay một tuổi. Tuổi mụ bao giờ cũng được tính cộng vào tuổi âm lịch, hơn tuổi dương 1 tuổi. Khi tính tuổi Thọ hoặc tuổi lên Lão, chúng ta đều tính theo tuổi âm lịch. Ai qua tuổi 59 sang tuổi 60, ví dụ từ năm Canh Tý thứ nhất đến năm Canh Tý thứ hia, thì được tính là "Tròn một tuổi lớn". Can Chi đời người cứ lặp đi lặp lại trong năm, tháng, ngày, giờ. Đó là một đặc điểm trong Lịch phương Đông. Lịch phương Đông có nguồn gốc từ nhu cầu sản xuất vật chất cũng như nhu cầu tinh thần của con người, nhằm lý giải cuộc sống con người, nó phản ánh nét văn hoá của người phương Đông ngàn đời nay.



Ở lịch phương Tây, người ta còn tạo ra thuật chiêm tinh, gắn các chòm sao của 12 cung Hoàng đạo với những ngày sinh, nói về tính tình cho tất cả những ai sinh ra trong cái cung tháy ấy. Ở phương Đông, qua Lịch Âm dương Can chi, tính chi tiết hơn, người ta nghĩ ra thuật tử vi, xem bát tự cho tất cả những ai sinh trong cùng giờ ấy, ngày ấy và tháng ấy, năm ấy. Trong khi đó, tháng nhuận ở Lịch phương Đông không có tên riêng, mà chỉ cho mượn tên tháng trước nó, thêm chữ nhuận. Trải qua muôn vàn thực tế cuộc sống, người ta chỉ coi những thuật ấy là trò giải trí tư duy, kiểm nghiệm tâm lý hơn là thực hành nó.



Nền triết học phương Đông phát triển từ rất sớm hình thành nên thuyết âm dương ngũ hành, in dấu sâu đậm trong lịch âm dương Việt Nam, có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ đại, có nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền. Cách tính lịch Việt Nam và Trung Hoa giống nhau, Can Chi và ngày dương lịch như nhau, có nhiều kiểu tư duy như nhau, nên người ta quan tâm tìm hiểu lịch của nhau. Để đo đếm thời gian dài, người ta đặt ra lịch. Lịch chỉ là sự quy ước do con người đặt ra để giúp ích cho sinh hoạt xã hội và cuộc sống con người. Thực chất của lịch là quan sát tuần Trăng, ghi lại diễn biến thời tiết của năm Mặt trời, dùng thuật toán và tìm quy luật nhuận mà đặt ra lịch. Người ta làm ra lịch cốt để phục vụ cuộc sống hàng ngày càng tốt đẹp hơn, dùng lịch thuận tiện hơn. Lịch là công cụ để điều tiết cuộc sống và quản lý xã hội. Các nền văn minh Âu, Á xưa dùng rất nhiều loại lịch khác nhau, nay dần thống nhất đi đến cùng chung một loại lịch Dương khoa học, đơn giản và dễ hiểu. Đó là Công lịch hay Lịch Công giáo, bắt nguồn từ Lịch La Mã cổ đại, qua mấy lần cải cách đi đến lịch ngày nay. Lịch này đã được Chính phủ Việt Nam quy định là Công lịch duy nhất dùng trong hệ thống Tổ chức Nhà nước và giao dịch dân sự, bên cạnh việc dùng Âm lịch trong các tập tục lễ tết dân gian hay một số ngày kỷ niệm lịch sử. Lịch Dương phản ảnh được thời tiết khí hậu theo chu kỳ tự nhiên, thống nhất chỉ đạo nông nghiệp và quản lý công nghiệp. Lịch dương có số ngày cố định torng các tháng, mỗi năm 12 tháng, năm thường và năm nhuận chỉ chênh lệch nhau 1 ngày. Tuy vậy, số ngày làm việc trong các thàng không đều vì mỗi tháng có số tuần không đều, là lý do đầu tiên người ta bàn đến việc cải cách lịch.



Lịch chỉ bám theo pha Mặt trăng gọi là Lịch Âm, Lịch thời tiết khí hậu bám theo Mặt trời là Lịch Dương. Lịch theo cả mặt trăng và mặt trời là Lịch Âm dương. Lịch Việt Nam và các nước Đông Á là loại lịch như vậy.



Cuốn "nghiên cứu Lịch vạn niên" này giới thiệu một góc nhìn và phân tích những khái niệm chu kỳ có tính chất hoán vị vòng quanh trong lịch âm dương vạn niên, nêu một số các dự án cải cách lịch thế giới, trong đó có cả dự án của tác giả Việt Nam. Chúng ta hiểu thêm về mình và xã hội mình đang sống. Vì lịch luôn phản ánh nhận thức của chúng ta với xã hội và tự nhiên vũ trụ quanh ta. Chúng ta biết rằng lịch luôn tồn tại cùng với lịch vạn minh nhân loại.

 

(Trích Lời giới thiệu)

THÔNG TIN