TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
|
Mã số sách:8641
Giá: 50,000
Lượt xem: 514
sach hay
ĐẶT MUA
Giới thiệu về nội dung:
Trong toàn bộ hoạt động của các Ngân hàng thương mại diễn ra trên thế giới và ở nước ta, tín dụng đóng vai trò cực kỳ quan trọng, xét trên phương diện: Quy mô sử dụng vốn và khả năng tạo ra lợi nhuận. Xét về quy mô sử dụng vốn, thông thường ở các ngân hàng thương mại dù ở châu lục nào, tín dụng thường chiếm khoảng 70% tổng số tài sản có và do vậy cũng là khoản mục tạo lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng thương mại. Vì tín dụng là khoản mục sinh lợi chủ yếu nên đây cũng lại là khoản mục rủi ro chủ yếu của ngân hàng thương mại. Rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại có nhiều: Rủi ro không hoàn trả, rủi ro chậm trả, rủi ro lãi suất, rũi ro lạm phát và rũi ro tỉ giá… Tuy nhiên khi đề cập đến rủi ro của ngân hàng thương mại, chủ yếu người ta đề cập đến rủi ro không hoàn trả. Sở dĩ như vậy là vì, như chúng ta biết, tín dụng bao giờ cũng được hiểu là sự vận động đơn phương của giá trị từ người cho vay sang người đi vay, và khi kết thúc kỳ hạn tín dụng, nó sẽ quay về với điểm xuất phát ban đầu, cả vốn và lãi. Sự không quay lại hoặc chậm quay lại chính là rũi ro của tín dụng.
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, khi đề cập đến tín dụng, các nhà kinh tế thường đề cập đến vai trò to lớn của nó, vai trò của tín dụng chính là ở chỗ nó tạo một kênh dẫn vốn từ người tạm thời thừa sang người tạm thời thiếu vốn, với tư cách là người sử dụng cuối cùng. Kênh dẫn vốn đó được thông thoáng chắc chắn sẽ tạo ra được 4 hệ quả quan trọng: Người cho vay sẽ thu lợi tức, người sử dụng cuối cùng số vốn đó sẽ tạo ra lợi nhuận, nền kinh tế có thêm được sản phẩm mới và cuối cùng là sẽ tạo ra được nhiều việc làm. Các hệ quả đó, suy cho cùng chính là tạo cho nền kinh tế ổn định, bền vững và được ví như là mạch máu trong một cơ thể vậy.
Nghiệp vụ tín dụng là một nội dung cực kỳ quan trọng trong việc cung cấp kiến thức cho sinh viên thuộc các trường đại học nói chung, và sinh viên trong các trường đại học khối kinh tế nói riêng, với mong muốn là giúp họ có điều kiện tiếp cận kiến thức về một lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt mà mọi ngưòi đều thừa nhận.
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.. 5 CHƯƠNG 1. TÍN DỤNG VÀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG.. 7 I. TÍN DỤNG... 7 1. Khái niệm tín dụng. 7 2. Các loại cho vay của ngân hàng. 9 II. CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG... 24 1. Khái niệm... 24 2. Cơ sở để hình thành chính sách tín dụng. 25 3. Mục tiêu của chính sách tín dụng. 27 4. Nội dung của chính sách tín dụng. 29 5. Cấu trúc và việc điều hành chính sách tín dụng. 37 6. Tính chiến lược của chính sách tín dụng. 40 CHƯƠNG 2. ĐẢM BẢO TÍN DỤNG.. 43 I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA ĐẢM BẢO TÍN DỤNG... 43 1. Khái niệm... 43 2. Các đặc trưng của bảo đảm tín dụng. 43 II. VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐẢM BẢO TÍN DỤNG... 44 1. Vai trò của đảm bảo tín dụng. 44 2. Ý nghĩa của đảm bảo tín dụng. 47 III. CÁC HÌNH THỨC ĐẢM BẢO TÍN DỤNG... 48 1. Thế chấp tài sản.. 48 2. Cầm cố tài sản.. 54 3. Bảo lãnh.. 54 IV. CHO VAY THẾ CHẤP TÀI SẢN... 57 1. Giám định tính chất pháp lý về quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất 57 2. Định giá tài sản thế chấp.. 58 3. Xác định số tiền cho vay tối đa so với giá trị tài sản thế chấp.. 58 4. Hợp đồng thế chấp tài sản.. 59 5. Thời hạn thế chấp và giải chấp.. 60 V. CHO VAY CẦM CỐ TÀI SẢN... 61 1. Cầm cố hàng hóa. 62 2. Chiết khấu ký hóa phiếu.. 64 3. Cầm cố các chứng khoán. 67 4. Bảo đảm bằng tiền gởi. 68 5. Bảo đảm bằng vàng. 69 6. Bảo đảm bằng các khoản phải thu.. 69 7. Bảo đảm bằng hợp đồng nhận thầu. 71 8. Bảo đảm bằng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. 73 VI. CHO VAY CÓ BẢO ĐẢM BẰNG BẢO LÃNH... 73 1. Rủi ro của hình thức bảo đảm bằng bảo lãnh.. 74 2. Hợp đồng bảo lãnh.. 75 CHƯƠNG 3. HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG.. 76 I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG... 76 II. CHỦ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG... 78 1. Bên cho vay.. 78 2. Bên vay.. 79 III. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG... 81 1. Đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng. 81 2. Thẩm định hồ sơ và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng. 82 3. Đàm phán các điều khoản của hợp đồng tín dụng. 84 IV. HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG... 84 V. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG... 85 VI. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN THAM GIA HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG. 87 1. Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay.. 88 2. Quyền và nghĩa vụ của bên vay.. 90 VII. VẤN ĐỀ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG... 92 1. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tín dụng. 92 2. Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tín dụng. 93 3. Sự vô hiệu của hợp đồng tín dụng và các hệ quả pháp lý của sự vô hiệu.. 94 VIII. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG... 96 1. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng tín dụng. 96 2. Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng và cơ chế giải quyết tranh chấp.. 99 IX. CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG THÔNG DỤNG GIỮA TỔ CHỨC TÍN DỤNG VỚI KHÁCH HÀNG 101 1. Hợp đồng tín dụng có đảm bảo bằng tài sản.. 101 2. Hợp đồng tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản.. 107 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH TÍN DỤNG.. 110 I. MỤC TIÊU PHÂN TÍCH TÍN DỤNG... 110 II. CÁC YẾU TỐ CẦN ĐƯỢC XEM XÉT KHI PHÂN TÍCH TÍN DỤNG... 111 1. Năng lực vay nợ. 112 2. Uy tín.. 113 3. Khả năng tạo ra lợi tức. 114 4. Quyền sở hữu các tích sản.. 115 5. Các điều kiện kinh tế. 116 6. Tầm quan trọng của các yếu tố tín dụng. 117 III. ĐIỀU TRA TÍN DỤNG VÀ MỤC ĐÍCH CỦA ĐIỀU TRA TÍN DỤNG... 117 IV. CÁC NGUỒN THÔNG TIN VỀ TÍN DỤNG... 118 1. Phỏng vấn người xin vay.. 119 2. Hồ sơ của ngân hàng. 119 3. Các nguồn thông tin bên ngoài về tín dụng. 119 4. Điều tra nơi hoạt động kinh doanh của người xin vay.. 124 5. Các báo cáo tài chính.. 124 V. PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH... 125 1. Đánh giá các khoản mục trong báo cáo tài chính.. 126 2. Đánh giá báo cáo lợi tức. 131 3. Đánh giá bản báo cáo về các thay đổi tình hình tài chính.. 132 VI. PHÂN TÍCH BẰNG CÁC HỆ SỐ... 133 1. Các hệ số tài chính.. 133 2. Hệ số thanh khoản và hệ số hoạt động. 139 3. Ảnh hưởng tài chính.. 143 4. Khả năng sinh lợi. 144 5. Khuynh hướng phát triển.. 146 VII. CÁC NGUỒN THÔNG TIN VỀ TÀI CHÍNH... 146 VIII. NĂNG LỰC TÀI CHÍNH VÀ ƯỚC TÍNH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH. 148 CHƯƠNG 5. TÍN DỤNG ỨNG TRƯỚC.. 150 I. KHÁI NIỆM... 150 II. HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG... 151 1. Khái niệm... 151 2. Nội dung hợp đồng tín dụng. 151 3. Phương pháp xác định mức tín dụng. 152 III. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG ỨNG TRƯỚC.. 156 1. Ứng trước không đảm bảo. 156 2. Ứng trước có đảm bảo. 157 IV. KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG ỨNG TRƯỚC.. 163 1. Tổ chức bộ phận tín dụng của ngân hàng. 163 2. Hồ sơ xin vay của khách hàng. 165 3. Trình tự xét duyệt cho vay.. 166 4. Theo dõi nợ và thu nợ. 172 CHƯƠNG 6. CHIẾT KHẤU THƯƠNG PHIẾU.. 179 I. THƯƠNG PHIẾU.. 179 1. Hối phiếu (Bill of Exchange) 179 2. Lệnh phiếu (promissory note) 189 II. CHIẾT KHẤU (DISCOUNT) 190 1. Khái niệm về chiết khấu.. 190 2. Quy trình chiết khấu.. 191 3. Lợi ích của chiết khấu thương phiếu.. 192 4. Rủi ro trong chiết khấu.. 193 5. Nghiệp vụ chiết khấu ..................................................................................... 196 CHƯƠNG 7. TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN.. 202 I. SỰ CẦN THIẾT CỦA TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN... 202 II. CÁC NGUỒN VỐN HÌNH THÀNH NÊN NGUỒN CHO VAY TRUNG, DÀI HẠN 204 III. NGUYÊN TẮC CHO VAY TRUNG, DÀI HẠN... 206 1. Việc sử dụng vốn vay trung, dài hạn phải tuân theo nguyên tắc sử dụng vốn đúng mục đích.. 206 2. Việc sử dụng vốn vay trung, dài hạn phải có hiệu quả kinh tế – xã hội cao. 207 3. Việc sử dụng vốn vay trung, dài hạn phải có kỳ hạn.. 207 IV. KỲ HẠN, SỰ ĐẢM BẢO VÀ PHƯƠNG PHÁP HOÀN TRẢ VỐN VAY TRUNG, DÀI HẠN... 207 1. Kỳ hạn hoàn trả vốn.. 207 2. Sự đảm bảo. 208 3. Phương pháp hoàn trả nợ trung, dài hạn.. 209 V. LÃI SUẤT VÀ THU LÃI TRONG CHO VAY TRUNG, DÀI HẠN... 209 VI. ĐIỀU KIỆN ĐỂ VAY VỐN TRUNG, DÀI HẠN... 210 VII. NGUỒN TRẢ NỢ ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN VAY TRUNG, DÀI HẠN. 212 VIII. NỘI DUNG CỦA MỘT HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN... 214 IX. MỘT SỐ HÌNH THỨC TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN KHÁC.. 218 1. Tín dụng tuần hoàn.. 218 2. Tín dụng thuê mua. 219 X. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ... 220 1. Hội đồng thẩm định.. 220 2. Thẩm định khả thi 222 CHƯƠNG 8. TÍN DỤNG TIÊU DÙNG.. 224 I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHÂN LOẠI TÍN DỤNG TIÊU DÙNG... 224 1. Đối tượng của tín dụng tiêu dùng. 224 2. Phân loại tín dụng tiêu dùng. 225 II. NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG... 234 1. Thủ tục. 234 2. Trình tự xét duyệt cho vay.. 234 3. Theo dõi và thu nợ. 237 CHƯƠNG 9. CHO THUÊ TÀI CHÍNH.. 240 I. NGUỒN GỐC CHO THUÊ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TY CHO THUÊ.. 240 II. ĐỊNH NGHĨA VIỆC CHO THUÊ VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC TÀI TRỢ CHO THUÊ.. 241 1. Định nghĩa cho thuê. 241 2. Lợi ích của tài trợ cho thuê. 244 III. CÁC LOẠI CHO THUÊ TÀI CHÍNH... 246 1. Các loại cho thuê tài chính cơ bản.. 247 2. Các loại cho thuê tài chính đặc biệt. 250 IV. QUY TRÌNH TÀI TRỢ CHO THUÊ.. 255 1. Các vấn đề liên quan đến tài sản cho thuê. 255 2. Bảo đảm trong giao dịch cho thuê. 256 3. Nhà cung cấp và điều kiện chuyển giao tài sản.. 256 4. Giám sát việc sử dụng và quản lý tài sản.. 257 5. Các phương pháp xử lý tài sản khi chấm dứt hợp đồng cho thuê. 258 V. KỸ THUẬT TÀI TRỢ TRONG CHO THUÊ TÀI CHÍNH... 260 1. Tổng số tiền tài trợ. 260 2. Thời hạn tài trợ. 260 3. Kỹ thuật tính tiền thuê. 262
|