KỲ TÍCH LÀ VẪN CÒN SỐNG
Chia sẻ đến
Mã số sách:8895
Giá: 60,000
Lượt xem: 466
sach hay
ĐẶT MUA

Giới thiệu về nội dung:

Vào năm 1995, tại New York, khi trả lời câu hỏi: điều gì ngài cho là thành tích lớn nhất của mình, Fidel đã nói là: "Còn sống". Câu trả lời đó thanh thản như câu nói: "Tất cả vinh quang trên thế giới nằm gọn trong một hạt ngô".


Nhưng, trong cuốn sách của mình, nhà báo Luis Báez đã chứng minh rằng sự tồn tại của Fidel Castro là cả "kỳ tích". Đó cũng chính là điều mà Fidel khẳng định khi ông thấy mình vẫn hiện diện sau hơn 600 vụ ám sát.

Hành trình theo đuổi cái chết của vị thủ lĩnh Cách mạng

 

Washington, đầu giờ sáng ngày 11/12/1959, căn phòng Bầu Dục của Nhà Trắng toát lên vẻ căng thẳng, ngược với không khí giá lạnh bên ngoài. Allen Dulles - Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (CIA) bước thẳng tới trước mặt Dwight Eisenhower - Tổng thống Hoa Kỳ. 

 

Allen Dulles trình bày kết luận của J.C. King - thủ trưởng Phân Bán Tây Bán cầu, phụ trách một nhóm nghiên cứu về những sự kiện mới xảy ra ở Cuba. Allen Dulles nói về một nỗi lo lắng về sự xuất hiện một chế độ cực tả ở Cuba. "Nếu như chúng ta để cho Castro kéo dài, rất có thể tấm gương của ông ta sẽ khích lệ các cuộc binh biến chống lại những căn cứ của chúng ta ở các nước Mỹ Latin khác". Allen Dulles đề xuất một ý kiến: "Cần phải lựa chọn ngay một kế hoạch để trừ khử Fidel Castro".

 

Chỉ còn 20 ngày nữa là tới lễ kỷ niệm một năm Cách mạng Cuba thành công. Và phải tới một năm và 125 ngày sau đó, Cách mạng Cuba mới tuyên bố tính chất xã hội chủ nghĩa của mình. Nhưng, vào thời điểm đó, Eisenhower đã "bật đèn xanh" cho Dulles bắt đầu hành trình theo đuổi cái chết của Fidel.

 

Cũng bắt đầu từ đây, cái chết của Fidel trở thành nỗi ám ảnh của các chính quyền Mỹ...

 

Ngày 13/1/1960 - ba mươi hai ngày sau cuộc nói chuyện giữa Dulles và Eisenhower, giám đốc CIA lần đầu tiên trình Dự án Cuba lên bộ phận có tên gọi Nhóm Đặc Trách (một loại tương tự Ủy ban Cao cấp để đưa ra những quyết định về Cuba). Trong nhóm này bao gồm: Gordon Gray - cố vấn An ninh quốc gia, Đô đốc chỉ huy tác chiến thủy quân Arleigh Burke - người từng được Batista tặng huân chương, Livington Meschant thuộc Bộ Ngoại giao, William Pawley và cả Allen Dulles.

 

Phương án lật đổ nhằm ám sát Fidel Castro bắt đầu hình thành. Dulles nói rõ rằng: Mỹ không thể dung thứ cho chế độ Cuba và gợi ý kế hoạch tổ chức những đội quân ngầm... Dự án Cuba đã được hởi hành. Năm mươi ngày sau đó, (tức 4/3/1960), tàu La Coubre của Pháp, chở vũ khí và quân trang từ Bỉ đến Cuba bị nổ tại cảng La Habana.

 

Tại sao lại là Fidel?

 

Đây là câu trả lời của những người cầm quyền tại Mỹ:

 

Henry Kissinger - khi còn giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao: "Tôi không thấy tại sao chúng ta phải đứng sang một bên để nhìn một đất nước buộc phải chuyển thành cộng sản do thái độ vô trách nhiệm của chính nhân dân chính nước đó".

 

Tướng Maxwell Taylor: "Chúng ta có cảm tưởng chung là không thể có sự chung sống lâu dài với Fidel Castro như một người hàng xóm. Sự hiện diện liên tục của ông ta trong cộng đồng Tây Bán cầu như một tấm áp phích có hiệu lực rất nguy hiểm của chủ nghĩa cộng sản, tạo thành mối đe dọa thực sự".

 

Tổng thống John Kenedy: "Các ông nghĩ gì nếu tôi ra lệnh rằng Castro phải bị ám sát?"

 

Samuel Halpern - phụ tá chấp hành của 3 phó chủ nhiệm tác chiến bí mật của CIA: "Anh em nhà Kenedy luôn luôn hối thúc chúng tôi phải gây thêm đau thương cho Cuba, phải khích động một cuộc nổi dậy, phải trừ khử Castro và chế độ của ông ta. Anh em nhà họ hoàn toàn bị ám ảnh bởi ý đồ diệt trừ được Castro. Chúng tôi có cảm giác là những việc mà chúng ta làm ở Cuba đều vì một mối thù của dòng họ chứ không phải vì lợi ích của Hoa Kỳ.

 

Anh em nhà Kenedy tấn công Castro vì những lý do cá nhân bị nhem nhuốc bởi những gì xảy ra ở Vịnh Con Lợn. Cuba đã bôi nhọ gia huy Kenedy. Không phải vì an ninh quốc gia. Đó là vì, như cha họ thường nói: "Con đừng quên điều đó, phải thanh toán nó"

THÔNG TIN