GIẢI PHẨU CÁI TỰ NGÃ - CÁ NHÂN CHỐNG CHỌI VỚI XÃ HỘI
Chia sẻ đến
Mã số sách:8925
Giá: 45,000
Lượt xem: 521
sach hay
ĐẶT MUA

Giới thiệu về nội dung:

    Giải phẫu cái tự ngã đề cập tới vấn đề: cá nhân người Nhật Bản và sự hội nhập của họ vào xã hội Nhật. Lối tiếp cận của sách dựa trên sự phân tích cảm nhận của người Nhật về công và tư. Kiểu xã hội nào đã hình thành từ những cá nhân có khả năng ứng xử thường hằng qua lại giữa hai cực, dựa trên hai phương cách cảm nhận đồng thời và mâu thuẫn nhau? Doi thảo luận đặc điểm ấy của tâm lý Nhật Bản, thường với sự tham chiếu tâm lý học phương Tây. Ông so sánh sự chấn thương tâm lý cá nhân mà tâm lý học kinh điển phương Tây tin là kết quả của sự chia tách, với quan niệm của người Nhật cho rằng con người chỉ có thể đạt đến độ thành niên nhờ nhận biết và làm quen với sự khác biệt. Tác giả còn có một kiến giải độc đáo về tình yêu thiên nhiên cuả người Nhật. “Xem xét vì sao loại trải nghiệm này dường như mang tính Nhật Bản.”

    Theo Doi, “ở Nhật, không có mặt Thượng đế với tư cách đấng sáng tạo, và do đó con người tìm sự an ủi trong việc tự đám chìm hoàn toàn vào thiên nhiên… Thiên nhiên không có một omote và một ura. Vì thế, nó có thể tin cậy hoàn toàn. Chỉ khi nào người Nhật có thể tiếp xúc với thiên nhiên, họ mới trải nghiệm được một tâm tình thực”.

    So sánh với trải nghiệm phương Tây, Doi thấy người Nhật có một cảm thức khác trong nỗi đau con người:

    Kiến giải của Takeo Doi quả là độc đáo. Tình yêu thiên nhiên của người Nhật, cái lối đồng nhất hoà với thiên nhiên hầu như lạ lùng ấy được soi chiếu trong một bối cảnh tâm lý đặc thù, gợi mở một cái nhìn mới về tính cách dân tộc.

Mỗi dân tộc, cũng như cá nhân, đều có bí ẩn. Vì bản thân đời sống đã là bí ẩn

Hiểu tự ngã cũng là mở rộng tự ngã.

- “Giải phẩu cái tự ngã - Cá nhân chống chọi với xã hội xuất sắc về một chủ đề khó và tinh tế. Đóng góp của Doi có giá trị về hai mặt: trước tiên nó soi sáng cho ta về mối quan hệ giữa tính chủ quan của người Nhật với sự trình diễn, hai là nó cung cấp tư liệu về những cách người Nhật vật lộn (ở những mức độ khác nhau) để đạt được một hình thức quân bình tinh tế giữa những yêu cầu trình diễn bên ngoài và những áp lực của sự thuyết phụ nội tâm” – Gs. Frand A. Johnson

- “Hy vọng rằng tác phẩm này sẽ được thảo luận rộng rãi như sự khởi đầu tốt đẹp cho việc nghiên cứu xa hơn” – Helmut Morsbach, Đại học Glasgow - Tập san nghiên cứu Châu Á

Mục lục:

Giải phẫu tự ngã, mở rộng tự ngã
Lời đầu sách
Lời tựa
Dẫn nhập

Phần 1: Những khái niệm cơ sở

Chương 1: Omote và Ura
Chương 2: Tatemae và Honne
Chương 3: Các thiết kế và cá nhân

Phần 2: Con người trong xã hội

Chương 4: Các phương thức quan hệ giữa người với người
Chương 5: Con người trần trụi
Chương 6: Con người bị phân tách

Phần 3: Ý nghĩa các bí mật

Chương 7: Tâm trí và các bí mật
Chương 8: Các bí mật và sự mê hoặc
Chương 9: Các bí mật và tình yêu
Kết: Câu chuyện liệu có tiếp tục
Phụ lục 1
Phụ lục 2

Mời bạn đón đọc.

THÔNG TIN