HỒI KÝ HILLARRY CLINTON VÀ CHÍNH TRƯỜNG NƯỚC MỸ
Chia sẻ đến
Mã số sách:8979
Giá: 129,000
Lượt xem: 625
sach hay
ĐẶT MUA

Giới thiệu về nội dung:

Ngày 22/11, công ty văn hóa sáng tạo Trí Việt - First News  giới thiệu cuốn hồi ký "Living History" của cựu đệ nhất phu nhân nước Mỹ, bà Hillary Clinton. First News đã mua bản quyền quyển tự truyện nổi tiếng này từ NXB Simon & Schuster và dịch sang tiếng Việt.Trong hồi ký của mình, Hillary phản ánh quãng thời gian trải dài từ những năm 1960 đến năm 2000, một giai đoạn quan trọng trên chính trường quốc tế, giai đoạn ở Mỹ diễn ra 2 trong 3 vụ xét xử quan trọng để luận tội tổng thống trong lịch sử nước này. Trong đó, một vụ liên quan đến chồng bà - cựu tổng thống Bill Clinton. Hồi ký không chỉ giúp độc giả khám phá chân dung, suy nghĩ của một đệ nhất phu nhân đặc biệt của Mỹ mà còn hé lộ nhiều chuyện "nội cung" tại Nhà Trắng. Sách do First News thực hiện theo hợp đồng với tác giả thông qua tập đoàn xuất bản Simon & Schuster - Hoa Kỳ.

cùng bạn đọc.

Kỳ 1: Tìm thấy một nửa của mình

Sau khi trở thành thượng nghị sĩ năm 2000, Hillary Clinton cho ra mắt cuốn hồi ký Living history. Trong cuốn sách, chuyện “hậu cung” của tám năm ở Nhà Trắng, vụ xìcăngđan tình ái của chồng - Tổng thống Bill Clinton - với Monica Lewinsky..., tất cả đều được Hillary kể lại.


Song vượt lên tất cả là hình ảnh một luật sư, người vợ, người mẹ có hơn 30 năm trải qua những thử thách, sóng gió để tự tìm ra tiếng nói của riêng mình, trở thành “một nửa tốt hơn của Bill Clinton” và là một nhân vật gây ấn tượng mạnh trên chính trường nước Mỹ.

 
Tôi lớn lên trong giai đoạn xã hội Mỹ chú trọng đến những khuôn mẫu đạo đức định sẵn. Tuy nhiên trong cách giáo dục có tính “gia trưởng” đó, tôi lại được dạy cách chế ngự các áp lực từ bên ngoài. “Con phải là con - mẹ tôi nói - Con phải biết suy nghĩ độc lập. Mẹ không quan tâm là mọi người đang làm như thế nào. Chúng ta không phải là họ. Con không phải là họ”.

Câu chuyện ở Trường Yale

Khi tôi vào Trường luật Yale mùa thu 1969, tôi là một trong số 27 phụ nữ trên tổng số 235 sinh viên trúng tuyển. Đây có lẽ là một con số không đáng kể vào thời nay nhưng lúc ấy là một đột phá có ý nghĩa, chứng tỏ phụ nữ không còn là những sinh viên hình thức tại Yale.

Tôi không thể không chú ý đến Bill Clinton vào mùa thu năm 1970. Anh ấy đến Trường Yale trông giống như một tên cướp biển Viking hơn là một sinh viên được học bổng Rhodes quay về nước sau hai năm học tập ở Trường Oxford. Dáng cao và đẹp trai ẩn giấu đằng sau bộ râu nâu đỏ và mái tóc bờm quăn, dường như ở anh luôn tỏa ra một bầu nhiệt huyết.

Lần đầu tiên khi tôi thấy anh ở phòng sinh viên của trường, anh đang nói chuyện trước một đám khán giả sinh viên đang tỏ ra rất chăm chú, say mê. Khi đi ngang qua, tôi đã nghe anh ấy nói “... và không chỉ chừng đó, chúng tôi còn trồng được các quả dưa hấu lớn nhất thế giới!”. Tôi quay sang hỏi một người bạn: “Ai đấy?”. Anh bạn nói: “Ồ Bill Clinton đó. Anh ta đến từ bang Arkansas và luôn say mê kể về nó”.

Chúng tôi thỉnh thoảng thấy nhau quanh khu đại học nhưng chúng tôi thật sự chưa gặp gỡ nhau cho đến một buổi tối mùa xuân năm sau tại thư viện. Tôi học trong thư viện và Bill đang đứng bên ngoài thư viện trò chuyện với một sinh viên khác. Tôi để ý là anh ấy cứ nhìn tôi đăm đăm.

 
“Tại Yale năm 1970, Bill trông giống một tên cướp biển hơn là một sinh viên mới trở về từ đại học Oxford. Hơn 30 năm sau, anh vẫn là một người bạn đồng hành tốt nhất của tôi” 
 
Sau khi thấy anh ấy nhìn mình lâu quá, tôi đứng lên đi ra khỏi bàn, tiến về phía anh và nói: “Nếu anh cứ tiếp tục nhìn tôi như thế và tôi cũng nhìn anh như vậy, tốt hơn là chúng ta hãy giới thiệu về nhau. Tôi là Hillary Rodham”. Thế đấy. Còn theo lời kể của Bill, lúc ấy thậm chí anh ấy còn không nhớ nổi tên của mình nữa.

Chúng tôi không trò chuyện lại với nhau cho đến ngày cuối cùng của khóa học vào mùa xuân 1971. Khi tình cờ ra khỏi lớp học, Bill hỏi tôi định đi đâu. Tôi nói đang trên đường đến phòng giáo vụ đăng ký học các lớp của học kỳ sau. Anh ấy nói anh cũng đang đến đấy. Trên đường đi, anh ấy khen chiếc váy hoa tôi đang mặc. Chúng tôi đứng xếp hàng đợi đến lượt được gặp cô phụ trách đào tạo. Cô ấy nhìn lên và nói: “Bill, anh đang làm gì ở đây? Anh đã đăng ký rồi mà!”. Tôi bật cười khi anh ấy thú nhận là chỉ kiếm cớ đi theo tôi và chúng tôi đã có một chuyến đi bộ dài. Đó cũng chính là lần hò hẹn đầu tiên của chúng tôi.

Tôi bắt đầu nhận ra rằng chàng trai trẻ từ vùng Arkansas này phức tạp nhiều hơn là ấn tượng ban đầu trong tôi. Một trong những điều đầu tiên mà tôi chú ý về Bill là hình dáng bàn tay của anh. Cổ tay anh nhỏ nhắn, thanh tú và những ngón tay dài, khéo léo giống như bàn tay của một nghệ sĩ dương cầm hoặc của một bác sĩ phẫu thuật.

Lần đầu tiên khi chúng tôi gặp nhau thời còn sinh viên, tôi thích được ngắm nhìn anh giở từng trang sách. Giờ đây, đôi bàn tay ấy đã có những dấu hiệu của tuổi tác sau hàng ngàn cái bắt tay, đánh golf và ký không biết bao nhiêu chữ ký. Đôi bàn tay, giống như chủ nhân của nó, dãi dầu sương gió nhưng vẫn cuốn hút, kiên trì và đầy tình cảm.

Đi theo trái tim mách bảo

Tôi kể với Bill về kế hoạch hè của mình: làm một chân thư ký tại một hãng luật nhỏ ở Oakland, California. Thế là anh ấy tuyên bố anh muốn đi cùng tôi đến California. Tôi biết là anh đã ký hợp đồng làm việc trong chiến dịch tranh cử tổng thống của thượng nghị sĩ George McGovern và tôi cũng biết rằng giám đốc chiến dịch đã đề nghị Bill tổ chức chiến dịch ở vùng phía Nam cho McGovern.

Tôi im lặng cố hiểu thông tin anh vừa nói. Tôi thật sự xúc động. Tôi hỏi: “Tại sao anh bỏ qua cơ hội làm điều anh yêu thích để đi theo em đến California?”. “Vì người anh yêu, đó là lý do” - anh đáp. Anh ấy đã quyết định, anh nói với tôi rằng số phận chúng tôi là gắn với nhau và anh ấy không muốn để tôi ra đi ngay sau khi anh ấy tìm thấy một nửa của mình.

 
“Tại Yale năm 1970, Bill trông giống một tên cướp biển hơn là một sinh viên mới trở về từ đại học Oxford. Hơn 30 năm sau, anh vẫn là một người bạn đồng hành tốt nhất của tôi” 
 
Sau khi học xong trường luật vào mùa xuân năm 1973, Bill đưa tôi đi châu Âu lần đầu tiên để thăm lại những nơi kỷ niệm của anh khi anh du học ở đây. Bill tỏ ra là một hướng dẫn viên tuyệt vời. Vào lúc hoàng hôn trên vùng hồ tuyệt đẹp của nước Anh, chính nơi đây Bill đã cầu hôn tôi. Tôi rất yêu Bill nhưng còn rất bối rối về cuộc sống và tương lai của mình, do đó tôi trả lời: “Không, không phải là lúc này”. Ý tôi muốn nói là “Anh hãy cho em thời gian”.

Mẹ tôi đã chịu nhiều đau khổ từ cuộc ly dị của bố mẹ mình, và tuổi thơ cô đơn, buồn bã của bà vẫn còn hằn in trong lòng tôi. Tôi biết là một khi tôi quyết định lập gia đình thì tôi muốn cuộc hôn nhân đó bền vững suốt đời. Bill Clinton là con người kiên định. Anh ấy đặt ra các mục tiêu và tôi là một trong những mục tiêu của anh. Anh cứ cầu hôn tôi từ lần này đến lần khác và tôi luôn nói không. Cuối cùng anh nói: “Được rồi, anh sẽ không xin em lấy anh nữa và nếu như em chợt quyết định là em muốn lấy anh thì lúc đó em phải báo cho anh biết”. Anh ấy sẵn sàng đợi tôi.

Chúng tôi làm lễ cưới vào ngày 11-10-1975 tại phòng khách trong ngôi nhà của mình ở Fayetteville. Sau tất cả những điều đã xảy ra, tôi thường tự hỏi vì sao Bill và tôi lại vẫn chung sống với nhau. Đây không phải là câu hỏi tôi hoan nghênh nhưng với dư luận bên ngoài thì tôi biết câu hỏi này sẽ được hỏi đi hỏi lại nhiều lần. Nhưng trên tất cả tôi biết là không ai hiểu tôi hơn Bill và không ai có thể làm tôi cười theo cách mà Bill đã làm. Bill Clinton và tôi đã mở đầu câu chuyện làm quen vào mùa xuân năm 1971 và hơn 30 năm sau chúng tôi vẫn còn nói chuyện say mê với nhau.
THÔNG TIN