Từ
xưa đến nay, nhân loại đã lưu lại biết bao dấu tích về sự tồn tại của
mình. Một trong những dấu tích ấy là các mộ địa, như một chứng nhân về
sự có mặt một thời của mỗi con người trên trái đất. Các ngôi mộ ấy nói
với chúng ta rất nhiều điều về con đường đi vào xứ sở của thần chết mà
mỗi một người sắp cận kề cái chết đều chuẩn bị cẩn thận, kỹ lưỡng dù họ
sống ở các thời kỳ lịch sử khác nhau, khác biệt về chủng tộc, đẳng cấp,
văn hoá.
Đối
mặt với cái chết, con người không khỏi khiếp hãi, lo lắng. Từ những suy
nghĩ đầy trực giác của người nguyên thuỷ đến những day dứt băn khoăn,
toan tính của những con người hiện đại đều có điểm tương đồng, đó là
cảm giác đau đớn bất lực trước cái chết. Hai tay buông xuôi và thế là
hết, cuộc sống quá ngắn ngủi khi thần chết với lưỡi hái tử thàn đã ở kề
bên.
Sợ
hãi và ước muốn tìm hiểu cái chết đã đưa con người vào thế giới tâm
linh. Họ cho rằng con người có linh hồn, có thể tồn tại độc lập với
thân xác. Chỉ có suy nghĩ như thế, họ mới không day dứt, khổ đau. Quan
niệm về kiếp sau và sự bất tử của linh hồn làm vơi bớt gánh nặng tinh
thần và họ gắng chuẩn bị cho kiếp sau như một cuộc hành trình đến một
nơi ở vĩnh viễn. Tục hiến tế cho người chết ra đời. Cõi nhân gian này
có gì, người chết cũng sẽ có như vậy bởi kiếp sau, người ta sẽ sống mãi
mãi dài lâu. Có khác chăng, mỗi người đi vào xứ sở vô định ấy với những
hành trang khác nhau tuỳ thuộc vào nền văn hoá đã nuôi dưỡng họ, tuỳ
thuộc tôn giáo mà họ tin theo.
Dù
mỗi người đi về thế giới bên kia bằng cách nào đi nữa, họ đều giống
nhau ở ước nguyện muốn trở nên bất tử, muốn quay trở về mái nhà xưa để
đoàn tụ với những người thân, với cha mẹ mà họ vô cùng thương nhớ.
Ngoài ra còn nhiều điều đau đớn mà con người không lý giải được, họ đều
mong có lời giải đáp ở kiếp sau. Các tôn giáo như đạo
Phật xem cõi đời như một bể khổ với quy luật định mệnh về sinh, lão,
bệnh, tử hay đạo Thiên Chúa xem cõi nhân gian như chốn cát bụi mà con
người bị đày vào do mắc tội tổ tông và nhiều tôn giáo khác nữa đều quan
niệm kiếp sau sẽ là sự đền bù cho con người có đức tin ở kiếp trước đã
phần nào đáp ứng được nguyện vọng tha thiết đó của con người.
Ngày
nay, quan niệm về kiếp sau không còn sự bức xúc như thuở xưa nhưng ý
niệm về nó vẫn thoáng ẩn hiện trong các lễ tục tang ma của các dân tộc
trên thế giới. Có lẽ niềm tin ngày càng mơ hồ về kiếp sau dù bị lý trí
bác bỏ song con tim khốn khố vẫn trông mong. Chính vì vậy, nghiên cứu
về tục tang ma của các dân tộc là cần thiết để hiểu đó là vấn đề muôn
thuở của văn hóa nhân loại, văn hóa tâm linh, hiểu được bi kịch ngàn
đời của nhân thế và sự hữu hạn của con người trước sự vô hạn của vũ trụ
vĩnh hằng.
Mục lục:
Lời nói đầu
Phần I: E.B.Tylor - Thuyết vật linh và linh hồn
Quan niệm về kiếp sau. Các hình thức mai táng trong lịch sử
Phần II: Phong tục tang lễ của một số tộc người trên thế giới
Phần III: Phong tục tang lễ của người Trung Quốc
Chăm sóc người thân lúc lâm chung
Lễ chiêu hồn
Lễ tiểu liệm
Canh giữ thi thể
Lễ đại liệm
Phát tang
Bôn tang
Linh đường
…
Phần IV: Phong tục tang lễ của một số dân tộc Việt Nam
Tang ma của người Việt
Lễ Mộc dục
Hồn bạch
Chủ tang
Tướng lễ; Hộ tang; Tư thư; Tư hoá
Cáo phó
Trị quan
Phạn hàm
Liệm
Nhập quan
Thiết linh sàng, linh toạ
Thành phục
…
Tài liệu tham khảo.
Mời bạn đón đọc.