Mã số sách:9218
Giá: 53,000
Lượt xem: 501
sach hay
ĐẶT MUA
Giới thiệu về nội dung:
Chúng ta đang sống ở thập kỷ đầu của thế kỷ XXI.
Nhiều điều rất bình thường xung quanh ta nhưng ngẫm nghĩ lại thật là kỳ
lạ, không dễ giải thích. Cái máy in laze bên cạnh cái máy tính, kích
thước nhỏ nhắn gọn nhẹ làm sao lại có thể in được trên trang giấy những
hình, những chữ sắc nét, còn đẹp howncar ở trên trang sách. Ứng dụng
cộng hưởng từ như thế nào mà người và đầu óc vẫn nguyên vẹn lại có được
ảnh của một lát cắt ngang với não thùy đầy nếp gấp, hốc mắt, vành xương
sọ rõ ràng, đặc biệt thấy rõ có ít máu đỏ loang ra ở mô mỡ trắng bên
ngoài mạch máu. Gọi là chiếu phim nhưng sao không thấy phim mà chỉ có
một đĩa nhỏ, cuốn phim dài mấy tiếng đồng hồ với sáu bảy phụ đề nằm gọn
trong đó. Còn máy chiếu như thế nào hoàn toàn không nghe tiếng chim
quay đều đặn, chỉ thấy hình ảnh sống động, màu sắc hài hoà hiện lên
trên màn ảnh rộng.
Ngay cả ở bữa điểm tâm tự
chuẩn bị ở nhà có khi cũng tự hỏi: tại sao mẩu bánh mì khô để vào lò vi
sóng ít thấy tác dụng còn cốc cà phê nguội vừa để vào đấy lại nhanh
chóng sôi lên. Cái nồi nhôm mỏng đẹp mới mua đặt vào bếp từ sao không
thấy nóng còn cái nồi cũ mua cùng với bếp từ đặt vào chưa đầy vài phút
nước đã cuồn cuộn sôi.
Còn rất nhiều câu hỏi
tương tự như vậy trong đời sống hằng ngày, nếu ta không chú ý thì không
sao, nhưng nếu tò mò muốn tìm cách giải đáp thì thật không đơn giản.
Nếu
như trước đây, với người không có chuyên môn như khi nhìn vào cái máy
đánh chữ, gõ nhẹ một phím, thí dụ phím chữ A, ta thấy rõ một cái cần
nhỏ nâng lên, ở đầu cần là một chữ A ngược, khắc nổi trên kim loại;
nhấn mạnh phím một chút nữa, ta nghe rõ một tiếng gõ cạch trên rubăng
màu đen và một chữ A thuận đã in đậm rõ nét trên tờ giấy trắng. Thế là
ta hình dung được cả cái máy đánh chữ làm việc như thế nào và tự suy
luận một chút, ta cũng có thể biết được để có được những con chữ đẹp,
rõ phải làm những gì.
Nhưng ngày nay, nếu
không được giới thiệu trước, nhìn người thợ mở tung máy in laze để bảo
dưỡng và nạp mực, một người có trình độ cao về khoa học kỹ thuật chưa
chắc đã hiểu được có những gì ở bên trong, cách vận hành của máy in
laze như thế nào?
Hàng ngày, khi xem tivi,
khi đọc báo, lướt web, liếc nhìn quảng cáo v.v… ta luôn nghe, thấy
những tin giật gân: tất không có mùi hôi chân, máy giặt áo quần mặt cả
tháng vẫng sạch, bình sữa núm ti diệt khuẩn dùng cho trẻ em, váy áo
không nhuộm mà lấp lánh màu sắc v.v… Nghe hay thật đấy nhưng cơ sở khoa học là thế nào?
Đặc
ra câu hỏi và tìm ra lời giải đáp không phải chỉ là để thoả mãn tính
hiếu kỳ mà có nhiều ý nghĩa. Những điều tưởng như đơn giản xung quanh
ta lại ẩn chứa bên trong nó nhiều ứng dụng rất mới của vật lý và công
nghệ cao. Có lẽ vì mới, vì hiện đại nên ít thấy đề cập đến ở các sách
giáo khoa, các sách tham khảo trong nước. Trong khi các tạp chí khoa
học phổ thông nước ngoài bênh cạnh những vấn đề vĩ mô như lỗ đen, vũ
trụ song song, vụ nổ lớn Big Bang… luôn luôn có những lý giải hiện
tượng về các máy móc, dụng cụ, những vấn đề gần gũi với cuộc sống hàng
ngày. Đặc biệt trên mạng Internet, nhờ công cụ tìm kiếm mạnh nên hầu
như bất kỳ câu hỏi chuyên môn bình thường nào cũng được giải đáp khá
tường tận. Và đối với mỗi vấn đề, mỗi loại thiết bị khi đã nắm được
nguyên lý, cấu tạo, hiểu được thực chất, luôn luôn cho ta tự tin hơn,
biết cách vận dụng hơn và đôi khi vận dụng sáng tạo.
Mục lục: Lời nói đầu 1. Máy in Laze 2. Máy in phun 3. Máy photocopy 4. Máy chiếu kỹ thuật số 5. Máy ảnh số 6. Ống kính zoom 7. Ống kính tiêu cự thay đổi 8. Màu sơ cấp và tạo ảnh màu 9. Máy chiếu video 10. Camera kỹ thuật số 11. Màn hình CRT, màn hình LCD và màn hình plasma 12. Chụp cắt lớp điện toán CT hay chụp tia X cắt lớp 13. Chụp ảnh bằng siêu âm 14. Chụp cắt lợp cộng hưởng từ hạt nhân 15. Tìm nước ngầm bằng cộng hưởng từ hạt nhân 16. Đọc thư tịch cổ bằng cộng hưởng từ 17. Hệ định vị toàn cầu GPS 18. Độ chính xác khi định vị bằng GPS 19. Có phải đồng hồ ở máy thu GPS là đồng hồ nguyên tử không? 20. Lò vi sóng 21. Bếp điện từ hay là bếp cảm ứng từ 22. Nồi, chảo không dính 23. Bắt chước tắt kè khéo vận dụng lực nguyên tử 24. Tắc kè đổi màu 25. Màu sắc ở lông công và tinh thể photonic 26. Bắt chước côn trùng làm máy bay do thám tí học 27. Học tập nhện, sử dụng dê để làm tơ sợi 28. Bắt chước bọ cánh cứng làm cảm biến báo động cháy rừng 29. Bắt chước cánh bướm tạo máu cho sợi dệt 30. Một số sản phẩm của công nghệ nanô gần gũi với đời sống 31. Bắn tốc độ 32. Hiệu ứng doppler và ứng dụng để đo vận tốc 33. Siêu âm doppler và llasse doppler 34. Lưu trữ thông tin 35. Theo dõi rubi và xaphin từ Afganistan đến Việt Nam 36. Chung quanh vấn đề một tiểu hành tinh sẽ và chạm trái đất vào năm 20209 và 2036 37. Chiếu sáng bằng led: hướng tiết kiệm điện lâu dài 38. Plas Monic - công nghệ quang nanô nhiều hứa hẹn 39. Những cách sử dụng năng lượng mặt trời mới, quy mô lớn 40. Nhìn thấy được phóng xạ ở sâu trong lòng đất 41. Siêu vật liệu chiết suất âm và câu chuyện tàng hình 42. Ướt điện và ứng dụng 43. Từ ống nanô cacbon đến lá graphen 44. Pin mặt trời công nghệ nanô ở “thung lũng silicon” Thuật ngữ Mời bạn đón đọc.
|